Tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cách viết đơn xin vào Đội – Tiếng Việt Tiểu học

0
12708

Bài tập làm văn viết đơn vào Đội Thiếu niên Tiền phong  là phần quan trọng cần phải học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên của học kì mới. Tuy nhiên, các em học sinh đã biết gì về Đội và cách viết đơn xin gia nhập? Cùng đón xem bài giảng của cô Đoàn Kiều Anh nhé!

Trước đây rất nhiều năm, đất nước Việt Nam ở trong tình trạng chiến tranh chống quân xâm lược. Bác Hồ muốn các bạn nhỏ tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. Với suy nghĩ như vậy, Bác đã thành lập nên một tổ chức dành cho các bạn nhỏ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Các bạn sẽ làm những công việc phù hợp nhưng vẫn giúp ích rất nhiều cho cuộc kháng chiến để đất nước giành được độc lập và thống nhất.

1.Những thông tin cơ bản về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

  • Ngày thành lập Đội: 15/5/1941 tại Pác Bó (Cao Bằng). 
  • Người đứng ra thành lập Đội: Bác Hồ.
  • Tên đầu tiên của Đội: Hội Nhi đồng Cứu quốc.

(Nguyên nhân: Việt Nam đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh mới có những năm tháng hòa bình, ổn định và phát triển như hiện tại. Bác có tư tưởng “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” nên Bác đã lập nên Hội Nhi đồng Cứu quốc. Các em tuy tuổi nhỏ, sức lực ít nhưng những công việc nhỏ bé các em làm cũng sẽ góp phần cùng toàn dân trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ, thống nhất đất nước.) 

(Cao Bằng là nơi thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh – Ảnh: Bảo tàng lịch sử Quốc gia)

  • Những đội viên đầu tiên của Đội: Gồm có 5 người.

–  Anh Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng – Đội trưởng của đội)

– Anh Nông Văn Thàn (Bí danh: Cao Sơn)

– Anh Lý Văn Tịnh (Bí danh: Thanh Minh)

– Chị Lý Thị Nì (Bí danh: Thủy Tiên)

– Chị Lý Thị Xậu (Bí danh: Thanh Thủy)

Bí danh là tên gọi bí mật (Bí = bí mật, danh = tên => Bí danh là tên gọi khác mà không dùng tên thật). Khi hoạt động cách mạng thì cần phải giữ bí mật các thông tin cá nhân để tránh tiết lộ ra bên ngoài bị quân địch phát hiện. Bí danh chính là được dùng để che đấu các thông tin thật, gây nhiễu thông tin cho quân địch.

  • Những lần đổi tên của đội có 4 lần đổi tên

– Ngày 15/5/1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc

– Tháng 3/1951: Đội Thiếu nhi Tháng Tám

– Tháng 11/1956 : Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam

– Ngày 30/1/1970: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

  • Huy hiệu của Đội: Có hình tròn, nền là lá cờ Tổ quốc, bên trong của Búp măng non. Phía dưới là khẩu hiệu “Sẵn sàng”
  • Khăn quàng của Đội viên (Khăn quàng đỏ): Đội viên được đeo khăn quàng trên vai. Khăn quàng có màu đỏ, hình tam giác, được xem là 1 phần của lá cờ Tổ quốc.

Bác hồ đeo khăn quàng cho các bạn nhỏ 

  • Bài hát của Đội: Đội ca (Cùng nhau ta đi lên) do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác. 
  • Khẩu hiệu riêng của Đội:

 “Vì Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.

  Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!:”

  • Một số phong trào tiêu biểu của đội:

– Cùng em làm kế hoạch nhỏ (sách báo giấy thừa thu gom lại để đi từ thiện)

– Vì miền Nam ruột thịt

2.Cách viết đơn xin gia nhập đội

(Cô Kiều Anh hướng dẫn cách viết đơn xin vào Đội cho các em học sinh)

Quý phụ huynh và các con có thể xem bài giảng đầy đủ tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/66610/tap-lam-van-viet-don.html

Một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh gồm có 2 phần:

a) Phần bắt buộc theo mẫu:

  • Mở đầu lá đơn: Viết tên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
  • Địa điểm, thời gian (ngày…  tháng… năm) viết đơn.
  • Tên đơn: Đơn xin vào đội (Viết hoa)
  • Nơi nhận đơn (cụ thể rõ ràng, cá nhân, tổ chức nào) có chữ “Kính gửi”
  • Người viết đơn tự giới thiệu (Họ và tên, ngày tháng năm sinh, lớp và trường người viết đơn đang học

b) Phần theo suy nghĩ của bản thân:

  • Trình bày lý do và nguyện vọng của người làm đơn
  • Lời hứa của người viết khi đạt được nguyện vọng
  • Chữ ký, họ tên của người viết đơn

Qua bài giảng ngắn nhưng cực kì đơn giản dễ hiểu này, chắc hẳn các em học sinh đã nắm được những thông tin cơ bản về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời, biết cách trình bày một lá đơn xin gia nhập Đội. Hãy đón xem các bài giảng hay khác từ Hocmai Tiểu học nhé.