Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực…ở lứa tuổi học sinh. Để giúp các bạn học sinh không rơi vào tình trạng áp lực học tập, một phần đó chính là nhờ các bậc phụ huynh.
Áp lực học tập đến từ đâu?
Áp lực học tập đến từ rất nhiều phía. Khi đi học không tránh khỏi việc thầy cô, gia đình đều đặt kì vọng lên học sinh. Trong số đó không ít những mong muốn từ phía thầy cô, gia đình quá sức với học sinh. Cha mẹ luôn mong con kết quả tốt, xếp hạng cao và có khi sử dụng những lời doạ nạt, hình phạt với hi vọng con biết sợ mà cố gắng. Tuy nhiên chính những hành động này lại phản tác dụng với các bạn học sinh, làm trái ý bố mẹ, trở nên khó bảo…là một trong những biểu hiện của áp lực học tập.
Hay như áp lực từ việc thi đua trên lớp, làm sao để là người dẫn đầu, làm thế nào để không bị thầy cô nhắc nhở về tình trạng điểm số…cũng khiến các bạn cảm thấy “khó thở” trong môi trường học đường.
Như vậy có thể thấy, mỗi học sinh nếu không đúng phương pháp dạy và học thì ranh giới với áp lực học tập thật mong manh.
>> Hồi chuông cảnh báo: Trong 5 học sinh có 1 em có ý định tự tử vì áp lực học tập
Thay đổi suy nghĩ – giảm tải áp lực
Trên thực tế, tình trạng học sinh thiếu ngủ vì bài vở, vì thành tích, trầm cảm vì áp lực học tập là không ít. Và để giảm tải áp lực học tập cho các bạn học sinh, ngay từ phía gia đình các bậc phụ huynh cần có phương pháp giáo dục, kế hoạch học tập cho con thật khoa học.
Không phải cứ áp đặt là các bạn học sinh sẽ đạt hiệu quả cao. Mỗi bạn học sinh lại có mức độ tiếp thu kiến thức cũng như năng lực riêng của bản thân vì vậy cha mẹ cần giúp các con khơi dậy khả năng của bản thân, phát triển năng lực thay vì phải cố gắng gồng mình đạt kết quả tốt nhất trên mọi “mặt trận”.
Không cần con mình là nhất, chỉ cần con khoẻ, vui vẻ, học tập vừa sức con mới là điều tốt nhất dành cho các bạn học sinh.
>> Tình trạng báo động: Hãy cho học sinh được ngủ
Phương pháp học tập khoa học, tránh áp lực học tập
Có một định hướng cụ thể, có sự quan tâm và thường xuyên trao đổi giúp cha mẹ và các con hiểu nhau hơn để tránh được những áp lực không có hướng giải quyết.
Cha mẹ hãy là những người thông thái giúp con mình không bị áp lực học tập, luôn có tư tưởng thoải mái cho việc học thì kết quả mới tốt nhất. Tuỳ vào độ tuổi, năng lực của con, cha mẹ cần lưu ý:
- Luôn nắm rõ tình hình học tập của các con. Con mình có thật sự yếu kém môn học này hay không, có rỗng kiến thức phần nào và có cần thiết đi học thêm mới có thể bồi đắp thêm kiến thức hay không? Nếu không hãy cho con ở nhà và giúp con học tập.
- Hỏi ý kiến của con khi quyết định cho con đi học thêm. Việc học ở lớp học thêm có giúp con tiếp thu kiến thức hay không còn phụ thuộc vào việc con có yêu thích giáo viên dạy hay không, môi trường học có thoải mái hay không?
- Sắp xếp thời gian học tập cho các con phù hợp. Trong giai đoạn đang phát triển của các con, cha mẹ cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp, xen kẽ hoạt động ngoài trời để các con phát triển toàn diện nhất.
Cha mẹ đừng lo nếu không cho con đi học thêm vì tại nhà, cha mẹ hoàn toàn có thể kèm con học với CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT. Đây là chương trình học dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 9, với thiết kế bài giảng bám sát nội dung SGK, đáp ứng đầy đủ kiến thức cho người học. Học CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT, người học được tiếp thu kiến thức từ những thầy cô nổi tiếng với phương pháp giảng dạy độc đáo, thu hút đến từ Hà Nội đồng thời được tiếp cận tri thức với khoá ôn luyện đảm bảo cho các em hiểu rõ kiến thức nhất. Học tại nhà, mọi lúc mọi nơi là điểm đặc biệt Chương trình Học Tốt của HOCMAI đem lại. Cha mẹ có thể ngồi học cùng con, cùng con trao đổi bài cũng như con có thể xem lại bài giảng khi cần thiết. Cùng với đó, hệ thống bài kiểm tra 15 phút, 45 phút giúp các bạn học sinh tự kiểm tra được kiến thức bản thân sau các bài học và sớm có phương pháp bổ sung kiến thức. Một chương trình tiện lợi, không áp đặt điểm số chính là sự lựa chọn tốt cho học sinh và phụ huynh.
Cha mẹ có thể tìm hiểu chi tiết khoá học TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn!