Mở bài Chị em Thúy Kiều hay nhất – HOCMAI

0
3430
mo-bai-chi-em-thuy-kieu

Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du để lại nhiều giá trị nội dung, nghệ thuật có giá trị. Tưng đoạn trích trong Truyện Kiều đều mang những ý nghĩa riêng, trong đó đoạn trích Chị em Thúy Kiều nổi bật với bút pháp tả người độc đáo của Nguyễn Du. Mở bài Chị em Thúy Kiều giúp các bạn học sinh tóm lược về ý nghĩa và nội dung của cả bài văn. Tham khảo ngay 12 mở bài hay nhất về đoạn trích Chị em Thúy Kiều dưới đây. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích chị em Thúy Kiều

Soạn bài chị em Thúy Kiều

Mở bài Truyện Kiều

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 1

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến ngày nay, “Truyện Kiều” của ông vẫn được coi là một tác phẩm xuất sắc trong thể thơ lục bát nổi tiếng của nền văn học dân tộc. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện tài năng tuyệt vời của mình ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là nghệ thuật khắc họa nhân vật. Chân dung các nhân vật trong Truyện Kiều đều được khắc họa sống động như thật. Điều đó có thể thấy rõ thông qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 2

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc và là danh nhân của văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm chữ Nôm thành công của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”. Truyện không chỉ có nội dung vô cùng sâu sắc mà còn rất thành công về mặt nghệ thuậ đặc biệt là cách khắc họa chân dung nhân vật qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đánh giá cao vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ qua việc miêu tả tài năng và sắc đẹp của chị em Thủy Kiều. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 3

Các tác phẩm văn học trung đại thường ít miêu tả cụ thể chân dung của các nhân vật. Thế nhưng trong Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã đẩy nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật lên một đỉnh cao mới. Vẻ đẹp tài sắc của Vân, Kiều được Nguyễn Du miêu tả vô cùng chi tiết với những hình ảnh ẩn dụ, so sánh vô vô cùng độc đáo. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 4

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều ” trong “Truyện Kiều”  của đại thi hào Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc mỗi người một vẻ của hai cô con gái nhà họ Vương. Với thủ pháp ước lệ tượng trưng, vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa khiến người đọc cũng phải rụng động trước sắc, tài và đức hạnh của hai chị em. Cách mượn vật tả người, lấy ý họa hình của Nguyễn Du đã chứng tỏ một ngòi bút điêu luyện của thiên tài thơ văn được người đời công nhận. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 5

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa được cả thế giới công nhận. Kiệt tác Truyện Kiều của ông là tác phẩm danh xứng với thực trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Trong đó, không thể không nhắc đến thủ pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã khắc họa lên hai hình bóng mỹ nhân thời xưa tài sắc vẹn toàn của chị em nhà họ Vương. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 6

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ là một kiệt tác bất hủ của văn học trung đại, mà còn là một kiệt tác bất hủ của nền văn học Việt Nam. Nó có giá trị nội hàm tư tưởng mạnh mẽ và hiện thực sâu sắc, phản ánh và lên án sự bất công, độc ác của chế độ phong kiến thối nát, giá trị đồng tiền đứng trên cả công lý. Đồng thời Truyện Kiều còn thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của ông với số phận con người, nhất là số phận người phụ nữ cũng như sự trân trọng vẻ đẹp tài sắc của người phụ nữ dưới chế độ cũ.

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 7

Nếu như tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được đánh giá đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại đại diện cho ngôn ngữ văn học hiện đại. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao mới trong việc sử dụng ngôn ngữ để viết lên những câu thơ đi vào lòng người. Đặc biệt đoạn trích Chị em Thúy Kiều với bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp tài năng của hai chị em Thúy Kiều. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 8

Trong số những tác phẩm thơ văn viết về vẻ đẹp của người phụ nữ thì trích đoạn  “Chị em Thúy Kiều” trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những đoạn thơ tiêu biểu về nghệ thuật khắc họa nhân vật đỉnh cao của ông. Chỉ với hai mươi tư câu thơ lục bát của đoạn trích về chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh hai chị em nhà họ Vương tuyệt sắc mỗi người một vẻ. Không chỉ là vẻ đẹp hình thể mà còn là vẻ đẹp tài năng đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 9

Sự thành công của Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ ở nội dung phản ảnh xã hội cũ cũng như chủ nghĩa nhân đạo của tác giả gửi gắm trong đó mà còn ở bút pháp nghệ thuật đỉnh cao của ông. Trong đó phải kể đến cách Nguyễn Du xây dựng hình tượng từng nhân nhân vật trong Truyện Kiều, từ hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cho đến các nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Từ Hải… Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, nghệ thuật phác họa chân dung nhân vật đã đạt đến mức tối đa khi chỉ vài nét bút của Nguyễn Du đã vẽ lên vẻ đẹp hoàn hảo, chân thực nhất của Vân, Kiều. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 10

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, nhà nhân đạo lớn, danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều ” là tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng nhất của Nguyễn Du và thể hiện tinh thần dân tộc của Việt Nam. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ở đầu tác phẩm giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của hai người con gái cũng như những dự đoán về tương lai bất ổn của họ. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 11

Nhắc đến Nguyễn Du thì ai cũng nhớ đến Truyện Kiều cho dù tác phẩm đã ra đời từ rất lâu nhưng những giá trị nội dung và nghệ thuật vẫn được người đời sau tìm tòi, phân tích. Trong Truyện Kiều, có lẽ đoạn trích Chị em Thúy Kiều với bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du đạt đến ngưỡng cao nhất. Chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều chỉ qua vài câu thơ, vẻ đẹp độc đáo mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười của hai chị em. 

 

Mở bài Chị em Thúy Kiều số 12 

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một nhà nhân đạo lớn, ông luôn nhìn đời theo quan điểm “nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ cho ngàn đơi”. Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể bỏ qua kiệt tác “Truyện Kiều”, trong đó người đọc ấn tượng nhất với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” khắc họa vẻ đẹp mười phân vẹn mười của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. 

Mở bài đóng vai trò giới thiệu những nội dung sẽ được triển khai trong phần thân bài của một bài văn. Một mở bài hay sẽ giúp người đọc có thêm cảm hứng, tạo sự tò mò để tiếp tục đọc hết bài văn của bạn. Hy vọng với 12 mở bài Chị em Thúy Kiều ( Trích Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du mà hocmai.vn tổng hợp được sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo cho bài văn của mình. Chúc các bạn viết được một bài văn hay và giành được điểm cao từ thầy cô của mình!