Ôn tập học kì 1 môn ngữ văn lớp 7 theo chương trình mới

0
41

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 7

A. Ôn tập tri thức thể loại và văn bản Đọc

Bảng Thống kê theo mẫu các thể loại đã học (Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

STT Thể loại Đặc điểm
1 Truyện ngắn – là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp… Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng.
2 Tiểu thuyết – là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa

dạng.

*Đặc điểm chung:

– Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.

– Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm.

– Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.

– Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và mối quan hệ với các nhân vật khác.

– Bối cảnh :

+ Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử.

+ Bối cảnh riêng: Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện.

– Ngôi kể  tác dụng của việc thay đổi ngôi kể:

– Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Xưng tôi.

+ Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt.

– Thay đổi ngôi kể: Để nội dung kể phong phú hơn, cách kể linh hoạt hơn.

3 Thơ bốn chữ 1. Số chữ (tiếng): Mỗi dòng bốn chữ.

2. Cách gieo vần:

– Vần chân: đặt cuối dòng;

– Vần liền: gieo liên tiếp;

– Vần cách: Đặt cách quãng.

*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..

3. Cách ngắt nhịp:

– 2/2 hoặc 3/1 (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).

4. Hình ảnh thơ:

– Dung dị, gần gũi (Gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).

4 Thơ năm chữ 1. Số chữ (tiếng): Mỗi dòng năm chữ.

2. Cách gieo vần:

– Vần chân: đặt cuối dòng;

– Vần liền: gieo liên tiếp;

– Vần cách: đặt cách quãng.

*Một bài thơ có thể phối hợp nhiều cách gieo vần (vần hỗn hợp),..

3. Cách ngắt nhịp: – 2/3 hoặc 3/2. (nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ).

4. Hình ảnh thơ:

– Dung dị, gần gũi (gần với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện).

5 Thơ trữ tình Tình cảm, cảm xúc là yếu tố gốc rễ, là cội nguồn làm nên nội dung chính của thơ trữ tình. Chúng được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình ảnh, biểu tượng,…

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Nó giúp nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thể hiện những tư tưởng, quan niệm về đời sống.

Nhịp thơ là những chỗ ngắt, ngừng được phân bố trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ. Nó là phương tiện cấu tạo hình thức nghệ

thuật đặc thù của thơ.

6 Tuỳ bút – Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí.

– Điểm tựa:

+ Là cái tôi của tác giả.

+ Thông qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tinh cảm, suy nghĩ của mình.

+ Tuỳ bút thiên về tính trữ tình; có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.

– Bố cục: khá tự do trong cách biểu hiện, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.

– Ngôn từ: giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

7 Tản văn – Là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc.

– Điểm tựa:

+ Người viết thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình.

+ Kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu…

– Bố cục: Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện.

– Ngôn từ: gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

 

Bảng thống  theo mẫu các văn bản đã học (Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

Bài Văn bản Tác giả Thể loại Đặc điểm nổi bật
Nội dung Nghệ thuật
1. Bầu

trời

tuổi

thơ

Bầy chim chìa vôi Nguyễn Quang Thiều Truyện ngắn Thông qua cuộc trò chuyện, sự lo lắng giải cứu bầy chim chìa vôi của Mên và Mon, ta thấy được tuổi thơ và tình cảm yêu mến, lòng trắc ẩn mà hai anh em dành

cho chim chìa vôi.

– Ngôn ngữ đối thoại sinh động;

– Miêu tả tâm lý tinh tế;

– Chi tiết, hình ảnh đẹp, gợi

cảm.

Đi 

lấy

mật

Đoàn Giỏi Tiểu thuyết Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh với nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo

nơi núi rừng Nam Bộ.

– Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình.

– Ngôn ngữ

đậm màu sắc địa phương.

Ngàn sao làm việc Võ Quảng Thơ 5 chữ Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu; vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu. – Thơ 5 chữ.

– Sử dụng

nhiều biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, nhân hóa,…

– Ngôn ngữ thơ gần gũi, sinh

động.

2. Khúc

nhạc

tâm

hồn

Đồng dao mùa xuân Nguyễn Khoa Điềm Thơ bốn chữ Khắc họa vẻ đẹp của người lính và sự dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ. Qua đó, thể hiện niềm tiếc thương, tự hào, cảm phục của tác giả về sự hi sinh của người lính. – Thể thơ bốn chữ với cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí.

– Hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm.

– Kết hợp miêu tả và biểu cảm, tự sự.

Gặp lá cơm nếp Thanh Thảo Thơ 5 chữ Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó cũng là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu. Bài

thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

– Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm.

– Cách gieo vần liền đặc sắc.

– Nhịp thơ 2/3, 1/4. 3/2 linh hoạt theo từng câu.

Trở gió Nguyễn Ngọc Tư Tạp văn Đoạn trích gợi hình dung, tâm trạng, cảm xúc ngóng chờ, vội vã, ngổn ngang của con người về những cơn gió chướng…gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, khó quên. – Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.

– Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa.

– Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm

phong cách Nam Bộ.

3. Cội

nguồn

yêu

thương

Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ. Nguyễn Ngọc Thuần Truyện dài Truyện kể về những trò chơi của người bố và đứa con. Qua đó, người cha đã dạy cho đứa con cách yêu thương, trân trọng thiên nhiên và nâng niu những món quà từ cuộc sống. – Ngôi kể: ngôi thứ nhất.

– Ngôn ngữ: mộc mạc, tự nhiên, chân thành.

– Cách kể chuyện sinh

động, hấp dẫn.

Người thầy

đầu tiên

Trin-ghi- dơ Ai-tơ- ma-tốp Truyện vừa Truyện ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ. – Ngòi bút đậm chất hội họa.

– Sự chuyển đổi nhân vật người kể chuyện linh hoạt, độc đáo.

– Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật gần gũi, khắc họa tính cách nhân vật.

Quê

hương

Tế Hanh Thơ 8 chữ Bài thơ vẽ lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống lao động, sinh hoạt của một làng chài miền Trung đẹp đẽ, nên thơ, vừa chân thực, vừa lãng mạn. – Hình ảnh thơ sáng tạo với những liên tưởng, so sánh độc đáo.

– Ngôn ngữ trong sáng, bay bổng, đầy cảm xúc.

– Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại, kết hợp

nhiều phương thức biểu đạt.

Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải Thơ 5 chữ Bài thơ thể hiện tiếng lòng yêu mến và gắn bó – Thể thơ năm chữ, gần làn
4. Giai

điệu

đất

nước

thiết tha với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến, được góp một “mùa xuân nho nhỏ” cho mùa xuân lớn của đất nước. điệu dân ca miền Trung.

– Giọng điệu nhẹ nhàng tha thiết, sâu lắng.

– Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa.

– Cấu tứ chặt chẽ.

– Sử dụng thành công các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh,

điệp ngữ,…

 Me Hoàng Tố Nguyên Thơ tự do Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ thương gắn bó thiết tha với quê hương đất nước. Từ đó gợi nhắc mỗi người về tình yêu đất nước, biết trân quý những vẻ đẹp quê hương,… – Sử dụng thể thơ tự do, phóng khoáng.

– Giọng điệu tâm tình, xúc động, tha thiết;

– Hình ảnh thơ chân

thực, gợi cảm.

– Nhiều phép so sánh, nhân hoá sinh động.

5. Màu

sắc

trăm

miền

Tháng giêng,

mơ về trăng non rét ngọt

Vũ Bằng Tuỳ bút Vẻ đẹp riêng của cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân Hà Nội cùng tình cảm nồng nàn bền chặt của tác giả dành cho quê hương trong xa xôi cách trở. – Lời văn giàu hình ảnh nhịp điệu;

– Cảm xúc mãnh liệt;

– Chi tiết tinh tế;

– Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá…

Chuyện

cơm hến

Hoàng Phủ Ngọc Tường Tản văn Nhà văn giới thiệu về món ăn đậm đà bản sắc xứ Huế – cơm hến, đồng thời thể hiện những suy

nghĩ về việc giữ gìn truyền thống của món ăn dân tộc.

– Sử dụng ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương, gần

với khẩu ngữ.

– Giọng điệu tự nhiên, hóm hỉnh kết hợp

với chất trữ tình.

 

Bảng Ôn tập các kiến thức tiếng Việt (Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

Bài Kiến thức tiếng Việt
1. Bầu trời tuổi thơ – Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ: Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,… diễn ra sự việc trong câu.

+ Ví dụ: Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

– Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

+ Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta // tinh thần / rất hăng hái.

– Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc không tiếng nào có nghĩa khi đứng một mình.

+ Ví dụ: “Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh/ cái chân thoăn thoắt/ Cái đầu nghênh nghênh” (Tố Hữu)

2. Khúc nhạc tâm hồn – Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách nói uyển chuyển, tế nhị, lịch sự nhằm tránh gây cảm giác đau buồn hay thô tục,…Các cách nói giảm, nói tránh: Dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa; Dùng cách nói phủ định tương đương về nghĩa kết hợp với từ trái nghĩa; Cách nói vòng, cách nói bóng gió.

+ Ví dụ: Áo bào thay chiếu anh về đất.

– Nghĩa của từ: là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Ví dụ: Cây

+ Hình thức: là từ đơn, chỉ có một tiếng.

+ Nội dung: Chỉ một loài thực vật.

3. Cội nguồn yêu thương – Số từ: là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật trong hiện thực khách quan. Ví dụ:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

– Phó từ: là những từ chuyên đi kèm danh từ, động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ. Phân loại: 2 nhóm cơ bản:

*Phó từ đi kèm danh từ:

– Ý nghĩa: làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng của sự vật.

– Vị trí: đứng trước danh từ.

– Ví dụ các phó từ đi kèm danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng,..

*Phó từ đi kèm động từ, tính từ:

– Ý nghĩa: Làm thành tố phụ trước hoặc phụ sau cho động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa liên quan đến hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở động từ hoặc tính từ (quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiên, mức độ,…).

– Vị trí: đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

– Ví dụ về các phó từ đi kèm động từ, tính từ:

+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Phó từ quan hệ thời gian: đã, sắp, từng… Phó từ chỉ mức độ: rất, khá…

Phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cũng…

Phó từ chỉ sự phủ định: không, chẳng, chưa..

Phó từ cầu khiến: hãy, thôi, đừng, chớ

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Phó từ chỉ mức độ: lắm, quá, cực kì,.. Phó từ chỉ khả năng: được,…

Phó từ chỉ kết quả và hướng: mất, ra, đi

4. Giai điệu đất nước – Nghĩa của từ trong ngữ cảnh: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một đơn vị ngôn ngữ được sử dụng. Trong những ngữ cảnh khác nhau, từ ngữ sẽ mang những nét nghĩa khác nhau.

+ Ví dụ:

a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (chỉ Bác Hồ)

(Viễn Phương)

b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân  chói qua tim. (chỉ  tưởng cách mạng)

(Tố Hữu)

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (chỉ em bé)

(Nguyễn Khoa Điềm)

– Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần bổ sung.

VD: Nguyễn Dữ có “Truyền  mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là thiên cổ kì bút (bút lạ của muôn đời),  một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

– Dấu ngoặc kép:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp hoặc lời nhân vật.

+ Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

VD: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

5. Màu sắc trăm miền – Dấu gạch ngang:

– Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói của nhân vật hoặc để liệt kê;

– Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

– Dùng để nối các từ trong một liên danh.

– Từ ngữ địa phương: Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được sử dụng ở một vùng, miền nhất định.

+ VD: duống: đưa xuống; trụng: nhúng,..

Tác dụng: Tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện, nhân vật,… trong tác phẩm văn học.

– Một số biện pháp tu từ:

+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhân hoá là gán cho đồ vật, cây cối, con vật,… những đặc điểm, những thuộc tính của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.

+ Điệp ngữ là lặp lại một từ ngữ để nhấn mạnh, khẳng định, tạo liên kết, tạo giọng điệu cho câu văn.

Bảng Ôn tập kiến thức các kiểu bài Viết (Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

Bài học Kiểu bài Viết Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài
1. Bầu

trời tuổi thơ

Tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài. – Phản ánh đúng nội dung của VB gốc: tránh đưa nhận xét chủ quan hoặc những thông tin không có trong VB gốc;

– Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của VB gốc: cần thâu tóm được nội dung không thể lược bỏ của VB gốc;

– Sử dụng các từ ngữ quan trọng của VB gốc: đó là các “từ khoá”, từ then chốt, xuất hiện nhiều, chứa đựng nhiều tông tin;

– Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của VB tóm tắt: VB tóm tắt phải luôn ngắn hơn VB gốc. Tuỳ mục đích, cách thức, hoàn cảnh tóm tắt,…để

điều chỉnh dung lượng.

2. Khúc nhạc tâm hồn Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Hình thức nghệ thuật:

+ Số tiếng trong mỗi dòng thơ: bốn tiếng hoặc năm tiếng.

+ Các dòng thơ bắt vần với nhau (vần liền, vần cách, vần hỗn hợp).

+ Nhịp thơ phù hợp với tinh thần cảm xúc.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh dung dị, giàu cảm xúc.

+ Sử dụng biện pháp tu từ để tăng tính gợi hình, gợi cảm.

– Nội dung:

+ Tình cảm, cảm xúc chân thành, hồn nhiên, phù hợp lứa tuổi.

+ Thông điệp sâu sắc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về

một bài thơ bốn

– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
chữ hoặc năm chữ. – Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

3. Cội nguồn yêu thương Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

– Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

– Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

– Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

4. Giai điệu đất nước Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc – Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người, sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em

– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến.

– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

 

Bảng Ôn tập kiến thức Nói  Nghe (Đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

Bài Nói và nghe Viết Đọc
1. Bầu trời tuổi thơ Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm. Tóm tắt VB theo những yêu cầu khác nhau về độ dài, đảm bảo nội dung chính của VB. Các VB truyện về tuổi thơ: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Đi lấy mật (trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi), Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô- ya-na-gi Tê-sư-cô).
2. Khúc nhạc tâm hồn – Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc). – Tập làm thơ bốn chữ và thơ năm chữ.

– Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một

bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Các VB thơ: Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm);Gặp  cơm nếp (Thanh Thảo); Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh).
3. Cội nguồn yêu thương – Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ

một nhân vật văn học)

– Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. – Các VB truyện: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần); Người thầy đầu tiên (Ai-tơ-ma-tốp); Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).
4. Giai điệu đất nước – Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng

đồng.

– Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. – Các VB thơ trữ tình: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải); Gò Me (Hoàng Tố Nguyên); Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn)
5. Màu sắc trăm miền – Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại. – Viết VB tường trình. – Các văn bản tuỳ bút, tản văn: Tháng Giêng,  về trăng non rét ngọt (Vũ Bằng); Chuyện cơm hến (Hoàng Phủ Ngọc

Tường); Những khuôn cửa dấu yêu (Trương Anh Ngọc)

 

B. Đề luyện tập (Ôn tập học kì 1 môn ngữ văn)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

(1) Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. (2) Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

(3) Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. (4) Cô bé nghĩ : “ (5) Tại sao mình lại không được hát ? (6) Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. (7) Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. (8) Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

 

 

“(9) hát hay quá!”. (10) Một giọng nói vang lên : “(11) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. (12) Cô bé ngẩn người. (13) Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. (14) Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

(15) Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. (16) Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe.

(17) Cụ vỗ tay nói lớn : “(18) Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !”.

(19) Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

(20) Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. (21) Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát.

(22) Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

“(23) Cụ già ấy đã qua đời rồi. (24) Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — (25) Một người trong công viên nói với cô. (26) Cô gái sững người. (27) Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ? Câu 3. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

Câu 5. Nhận xét như thế nào về cụ già trong câu chuyện ?

Câu 6. Cụm từ một buổi chiều mùa đông trong câu văn (22) là câu mở rộng thành phần nào?

Câu 7. Theo em, vì sao câu chuyện có tên là “Đôi tai của tâm hồn”?

Câu 8. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về người mà em luôn thần tượng hoặc ngưỡng mộ.

—————————— Hết ———————————

Với đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn, cha mẹ và các em học sinh lớp 7 cùng hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạt kết quả tốt nhất trong học kì 1 nhé