CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO 10 MÔN LỊCH SỬ TẠI HÀ NỘI

0
12408

Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố môn thi thứ tư tại Hà Nội, căn cứ vào đề thi minh họa vào 10 Sở đã công bố trước đó, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương – Giáo viên môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có những nhận định và phân tích chi tiết đối với cấu trúc đề thi của môn học này.

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương nhận định về cấu trúc đề thi vào 10 môn Lịch Sử tại Hà Nội

Cấu trúc đề thi bám sát nội dung chương trình lớp 9

Theo nhận định của Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương thì đề minh họa môn Lịch sử bám sát nội dung chương trình lớp 9, phổ rộng trong toàn bộ chương trình học. Bao gồm cả phần lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, có cả câu hỏi trong bài tổng kết.

“Theo đánh giá của tôi thì cấu trúc của đề hoàn toàn phù hợp. Các câu hỏi được sắp xếp theo cấp độ từ dễ đến khó theo tỉ lệ 19 – 17 – 4. Cấu trúc đề từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, không có câu hỏi vận dụng cao, trong đó chủ yếu là nhận biết, thông hiểu. Tuy nhiên cần tránh hỏi tên nhân vật lịch sử; cách hỏi với học sinh lớp 9 nên có cách hỏi khác với học sinh lớp 12. Đề thi có nét tương đồng với đề thi THPT quốc gia về số lượng câu và phạm vi kiến thức.”

Cấu trúc đề thi minh họa vào 10 môn Lịch sử

Có thể nói, đề thi đảm bảo bám sát sách giáo khoa, bao phủ chương trình kiến thức, tránh được việc học tủ, học lệch. Tuy nhiên, đề thi vẫn còn yêu cầu học sinh ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng và những nhân vật lịch sử nổi bật của từng thời kì. Chưa hoàn toàn thoát khỏi “cái bóng” của cách ra đề truyền thống – lịch sử gắn với thời gian và sự kiện.

Học như thế nào để đạt điểm cao bài thi Lịch sử?

“Với cấu trúc đề thi môn Lịch sử mà Sở GD&ĐT Hà Nội ra hiện nay, yêu cầu học sinh phải học nghiêm túc ngay từ bây giờ. Các em phải hiểu bài và nhớ những mốc thời gian chính, cốt lõi của từng sự kiện. Tránh tình trạng học lan man sẽ dễ bị “loạn” khi mà khối lượng kiến thức môn học nhiều. Theo đó các em nên có kế hoạch học tập cụ thể với môn học này bằng cách hệ thống các chuyên đề, các phần để rạch ròi về kiến thức trong quá trình học, tránh bị nhầm lẫn, nên đọc SGK ở nhà trước khi lên lớp, tăng cường làm bài tập trắc nghiệm qua các tài liệu tham khảo, cố gắng hiểu bài ngay tại lớp; Các em cũng không nên quá lo lắng vì kiến thức thi cuối năm vẫn chỉ là kiến thức cơ bản trong chương trình SGK lớp 9, nếu chúng ta học nghiêm túc từ giờ vẫn hoàn toàn có kết quả bài thi cao như mong muốn.” – Cô Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Cô cũng đặc biệt nhấn mạnh với đề thi này cũng yêu cầu giáo viên phải luôn luôn xác định tinh thần đây có thể là môn thi cuối cấp của học sinh nên phải dạy các em thật nghiêm túc và bài bản. Phương pháp dạy sao cho hiệu quả để học sinh hiểu bài ngay trên lớp, dạy và hướng dẫn học sinh học cả hướng ôn tập phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay.

“Việc chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm ở lớp 9 có thuận lợi vì kiến thức đồng tâm với chương trình lớp 12 nhưng ở mức độ thấp hơn, trong khi thi trắc nghiệm môn lịch sử ở khối THPT đã diễn ra 2 năm. Vì vậy các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 9 có thể tham khảo trong quá trình dạy và học ở bậc học này.”

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương cho rằng với hình thức thi trắc nghiệm sẽ không gây áp lực lớn đối với học sinh cuối cấp, nếu như các em có kế hoạch học tập nghiêm túc và bài bản ngay từ bây giờ. 

ĐĂNG KÝ NGAY!!

Để nhanh chóng nắm bắt lại toàn bộ kiến thức cơ bản của môn Lịch sử để chuẩn bị thật tốt cho kì thi vào 10 sắp tới, học sinh tại Hà Nội hãy đăng kí ngay chương trình học tốt 2018-2019!! Khóa học cơ bản môn lịch sử sẽ giúp học sinh hệ thống toán bộ kiến thức lớp 9. Có hệ thống bài tập tự luyện phong phú cùng giải đáp mọi thắc mắc dưới mỗi bài giảng.

Ôn tập kiến thức căn bản lịch sử thi vào 10 ngay với Chương trình học tốt 2018 – 2019!