Bài 2: Dấu chấm, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu gạch ngang

0
37988

Bài viết dưới đây, cô Nguyễn Hải (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con hiểu rõ hơn về dấu chấm, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu gạch ngang.

I. Tổng hợp kiến thức

  1. Dấu phẩy

– Ngăn cách trạng ngữ với hai thành phần chính của câu.

VD: “Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn”

– Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

VD: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”

– Ngăn cách các vế trong câu ghép

VD: “Chúng tôi đi đến đâu, rừng ào ào chuyển động đến đó.”

  1. Dấu hai chấm

– Báo hiệu lời dẫn trực tiếp

VD: “Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

– Báo hiệu bộ phận đứng sau là phần giải thích cho bộ phận đứng trước.

– Báo hiệu phần liệt kê

VD: “Thuốc diệt cỏ mang toàn tên của những sắc đẹp cầu vồng: xanh, hồng, tía, da cam,…”

  1. Dấu ngoặc kép

– Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

VD: “Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la: “Cháy!Cháy nhà!””

– Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tích nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”.

– Dùng để trích dẫn tên tác phẩm, cuốn sách, tạp chí,…

  1. Dấu gạch ngang

– Đánh dấu chỗ bắt đầu của lời nói trong đối thoại

VD: “Tôi nói với các em:

Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem …”

– Đánh dấu phần chú thích trong câu

VD: “Bên phải là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.”

– Đặt trước các ý trong một phép liệt kê

VD: “Dấu phẩy được dùng để:

  • Ngăn cách trạng ngữ với hai thành phần chính của câu;
  • Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu;
  • Ngăn cách các vế trong một câu ghép.”

II. Luyện tập

Dạng 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống;

Dạng 2: Đặt dấu câu vào vị trí thích hợp trong đoạn văn cho trước:

Dạng 3: Đặt câu có sử dụng dấu câu cho trước theo yêu cầu.

Bài 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống thích hợp trong câu chuyện sau của A.Ka-nép-xờ-ki:

Có người đánh mất dấu phẩy, trở nên sợ những câu phức tạp, cố tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, anh ta đánh mất dấu chấm than và bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, cũng không làm anh ta quan tâm. 

Một vài năm sau, anh ta quên mất dấu hai chấm và không còn giải thích hành vi của mình nữa. Cuối đời, anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng trích dẫn lời người khác. Thế là anh ta quên mất cách tư duy hoàn hảo.

Cứ như vậy, anh ta đi cho đến dấu chấm hết.

Xin hãy giữ dấu chấm câu của mình.

Bài 2: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau:

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều đầy nắng ở thành phố Oklahoma, tôi cùng một người bạn và 2 đứa con của anh đến 1 câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi:” Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi 4 vé.

Người bán vé trả lời:” 3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Trẻ em từ 6 tuổi trở xuống được miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

Đứa lớn 7t và đứa nhỏ lên 4″, bạn tôi trả lời, “như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.”

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói:” Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới 6t, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại:”Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ ko thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi ko muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và lòng trung thực của mình chỉ với 3 đô la.”

Để thời gian ôn thi hiệu quả, không xác định được nguồn thì cha mẹ nên chủ động tìm đề thi từ các giáo viên có kinh nghiệm, hệ thống giáo dục uy tín như HOCMAI. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục kết hợp với các giáo viên giỏi, giàu chuyên môn luyện thi vào 6, HOCMAI đưa ra gói giải pháp HM6 – Luyện thi vào 6 Toàn Diện. Với thiết kế khoa học, học sinh sẽ được cọ xát tối đa cùng với các dạng đề thi, quét được rất nhiều dạng bài. Quan trọng là, sau khi nhận ra những lỗi sai trong kiến thức, con có thể ôn tập lại ngay cùng chuyên đề tương ứng.

Thông tin chi tiết về giải pháp HM6, phụ huynh và học sinh liên hệ hotline: 090.455.9891 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!