Các kiểu câu và liên kết câu

0
41593

Cách liên kết câu là phần kiến thức cơ bản các con cần nắm rõ, đặc biệt đây là dạng bài thường xuất hiện trong các bài kiểm tra thi giữa kỳ, cuối kỳ. Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con hiểu rõ về các kiến thức: liên kết câu và các lỗi sai thường gặp trong dạng bài này. 

I. Kiến thức

  1. Liên kết câu là gì?

  • Liên kết câu là sự nối kết giữa các câu trong đoạn văn / bài văn.
  • Các phương diện liên kết câu

+ Nội dung

+ Hình thức

  • Liên kết về nội dung: các câu trong đoạn cùng thể hiện 1 vấn đề
  • Liên kết về hình thức: dùng từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ

+ Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối

2. Các cách liên kết câu:

a) Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ (phép lặp)

Ví dụ: (1) Mùa xuân đã về. (2) Mùa xuân đem sức sống đến cho vạn vật.

(3) Mùa xuân khiến con người vui vẻ. (4) Vì thế, ai cũng yêu mến mùa xuân.

 

  • Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ là nhắc lại ở câu sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước
  • Các từ ngữ lặp lại giữa các câu thường là các danh từ / động từ / tính từ

b) Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (phép thế)

Ví dụ: (1) An rất chăm chỉ học tập. (2) Bình cũng thế

  • Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ là thay từ ngữ đã xuất hiện ở câu văn trước, tránh lặp từ
  • Các cách tạo liên kết câu bằng thay thế từ ngữ

+ Cách 1: Dùng các từ đồng nghĩa

+ Cách 2: Dùng các đại từ để thay thế

  • Tác dụng: Tạo sự diễn đạt phong phú, tránh lỗi lặp từ

c) Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối (phép nối)

Ví dụ: (1) Mùa xuân đã về. (2) Đất trời căng tràn nhựa sống.

(3) Và vạn vật đều hân hoan đón chào mùa xuân.

  • Liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối là dùng các từ ngữ có tác dụng nối kết ở đầu câu văn sau để nối với câu trước.
  • Các từ ngữ: 

+ Các quan hệ từ: và, nhưng, còn,…

+ Các cụm từ cố định: vì thế, vì vậy, nói tóm lại,…

* Chú ý: 

  • Khi xác định cách liên kết câu phải xét ít nhất trong 2 câu
  • Với phép nối, các từ ngữ dùng để nối đứng đầu câu văn sau

 

II. Bài tập

Bài 1: Xác định cách liên kết câu trong các trường hợp sau:

a) (1) Mario và Giu-li-et-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. (2) Mặt biển đã yên hơn. (3) Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

=> Liên kết câu bằng cách:

– Lặp lại từ ngữ (từ “mặt biển”)

– Dùng từ ngữ nối (từ “nhưng” ở đầu câu 3)

b) (1) Mùa thu. (2) Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. (3) Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động đồng quê. 

=> Liên kết câu bằng cách: 

– Lặp lại từ ngữ (từ “mùa thu”)

– Dùng từ ngữ nối (từ “và” ở đầu câu 3)

 

c) (1) Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. (2) Đó là một chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

=> Liên kết câu bằng cách: 

Thay thế từ ngữ (từ “đó” ở câu 2)

 

Bài 2: Đoạn trích sau sử dụng những cách liên kết câu nào? Chỉ ra từ ngữ thể hiện từng phép liên kết.

(1) Bầu trời buồn bã. (2) Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

(3) Bầu trời trầm ngâm. (4) Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

(5) Bầu trời ghé sát mặt đất. (6) Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. (7) Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. 

(Theo Xu-khôm-lin-xki)

  • Đoạn trích sử dụng các cách liên kết câu là: lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.
  • Từ ngữ thể hiện mỗi cách liên kết câu là:

+ Lặp từ ngữ: từ “bầu trời”, “chim én”

+ Thay thế từ ngữ: từ “nó” ở các câu 4,6

+ Dùng từ ngữ nối: từ “còn” ở câu 7

Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.

Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!