Một tháng trước kỳ thi học kỳ II, học sinh lớp 8 cần tập trung ôn tập những tác phẩm văn học này để bứt phá điểm thi môn Ngữ văn. Đây đều là những văn bản thường xuyên có mặt trong cấu trúc đề thi các năm trước.
1. Nhóm các văn bản thơ
Đối với nhóm các văn bản thơ, học sinh cần nắm chắc được nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của từng tác phẩm. Về mặt nội dung, cần nắm được chủ đề của bài thơ là gì, cảm xúc của nhân vật trữ tình, tuyến nhân vật và đặc điểm của nhân vật, tuyến hình ảnh/hình tượng nổi bật. Về mặt nghệ thuật, cần biết tác giả lựa chọn thể thơ gì, sử dụng các biện pháp tu từ nào, cách gieo vần, ngắt nhịp và ngôn ngữ sử dụng trong bài thơ có gì đặc sắc.
Học sinh cần ôn kỹ 7 tác phẩm thơ đã được học trên lớp
Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Phi Hùng, học sinh nên chia các tác phẩm thơ thành hai nhóm gắn với thời đại ra đời của tác phẩm để dễ dàng ôn tập. Cụ thể:
– Thơ mới:
+ Nhớ rừng – Thế Lữ
+ Ông đồ – Vũ Đình Liên
+ Quê hương – Tế Hanh
– Thơ cách mạng:
+ Khi con tu hú – Tố Hữu
+ Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh
+ Ngắm trăng – Hồ Chí Minh
+ Đi đường – Hồ Chí Minh
2. Nhóm các văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó thông qua các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng giàu tính thuyết phục. Riêng với nhóm văn bản này, luận điểm, luận cứ, hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và đối tượng tác giả hướng đến là những nội dung vô cùng quan trọng. Ngoài ra, học sinh cũng cần nắm được nghệ thuật lập luận, thể loại, giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ và các biện pháp tu từ của từng văn bản xem có điểm gì đặc sắc.
Văn bản nghị luận là phần kiến thức khó đối với nhiều học sinh
Dựa vào thời điểm ra đời tác phẩm, có thể chia các văn bản thành hai nhóm như sau:
– Nghị luận trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX):
+ Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
+ Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
+ Nước Đại Việt ta – trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
+ Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp
– Nghị luận hiện đại:
+ Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc
+ Đi bộ ngao du – Ru-xô
Bên cạnh việc ôn tập lại các tác phẩm thơ và văn bản nghị luận đã học, học sinh cũng cần chú trọng đơn vị kiến thức tiếng Việt và tập làm văn. Phần tiếng Việt mặc dù chiếm trọng số điểm không cao, chỉ 2-3 điểm nhưng các câu hỏi khá đơn giản nên rất dễ ăn điểm. Còn phần tập làm văn, hãy dành thời gian tự luyện viết các bài văn thuyết minh và văn nghị luận để tự tin làm tốt mọi dạng bài trong đề thi học kỳ II.
Có thể thấy lượng kiến thức Ngữ văn ở những năm cuối cấp như lớp 8, lớp 9 “nặng” hơn rất nhiều so với các năm học trước. Để đạt điểm cao môn học này, nhất là chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển cấp vào 10 thì ngay từ trong hè, học sinh 2k5 cần chủ động nắm chắc kiến thức cơ bản, giành thời gian trong năm cho luyện đề và luyện kỹ năng viết.
Với mong muốn đồng hành sát cánh cùng học sinh vượt qua năm học lớp 9 đầy áp lực, HOCMAI tiếp tục khai giảng khóa Học Tốt Ngữ văn lớp 9 năm học 2019 – 2020. Qua hệ thống video bài giảng xuyên suốt từ đơn vị kiến thức tiếng Việt, phần văn đến phần tập làm văn, học sinh sẽ có được nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết trước thềm năm học mới.
Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 là hành trang cùng học sinh tự tin vào 9
>>> Phụ huynh, học sinh có thể đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/tự-tin-học-tốt-văn-lớp-9.
Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, quý phụ huynh và học sinh có thể liên hệ ngay tới hotline 0936 5858 12 để HOCMAI tư vấn nhanh chóng và miễn phí!