Cách làm bài văn cảm thụ văn học cho học sinh THCS

0
59469

Dạng bài cảm thụ văn học là dạng bài thường hay xuất hiện trong bài kiểm tra và bài thi của học sinh THCS. Dưới đây là những bí kíp để học sinh làm bài văn cảm thụ hay và ấn tượng nhất.

 

Tham khảo ngay:

Cách làm bài văn thuyết minh

Cách làm bài văn nghị luận

 

Cách làm bài văn cảm thụ văn học

Viết đủ ý, rõ ràng

Một bài văn cảm thụ hay thì trước hết nó phải là bài văn đúng và đủ ý. Đối với Ngữ văn hay Tập làm văn trước nay vẫn bị nhiều người hiểu lầm là muốn học được văn phải có năng khiếu, chỉ cần viết hay là được. Thực chất việc học văn cũng đòi hỏi sự logic, học theo chương trình, có motip học, chỉ khác nhau ở cách xây dựng từ ngữ và cách cảm nhận văn học mà thôi. Đây là một trong những điều rất quan trọng khi các em học sinh cần phải lưu ý, đặc biệt trong quá trình ôn thi vào 10 môn Văn.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI chia sẻ: “Muốn viết một bài văn hay thì trước tiên các bạn phải viết đúng đã, cần đảm bảo đủ bố cục của bài văn, đủ các ý và nội dung thì mới gây được ấn tượng với người đọc, người xem.” 

Không “viết dài, viết dai, viết dại”

Việc viết quá dài có thể dẫn đến không đủ ý và lan man. Một bài văn cảm nhận thì sẽ có nhiều ý và nhiều đoạn cần phân tích, tuy nhiên, dung lượng của mỗi đoạn không nên quá dài. Bởi nếu quá đầu tư vào một đoạn thì có thể dẫn đến trùng ý, hết “văn”,…

Học sinh cần viết văn đúng và đủ ý trước khi viết quá trau chuốt.

Tránh viết văn lủng cùng, rời rạc

Bài văn cảm thụ văn học là dạng bài đòi hỏi học sinh cần có sự thống nhất, mạch lạc. Học sinh không nên diễn đạt quá khô khan cứng nhắc, nhưng cũng không nên viết quá hoa mỹ, văn vở mà không đi vào trọng tâm. Đồng thời, đã là văn “cảm thụ” thì học sinh không nên hành văn quá mô típ hoặc rời rạc, như vậy sẽ không lưu lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Các bước để làm bài văn cảm thụ văn học

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI chia sẻ: “ Để làm được một bài văn dạng này, các con cần chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ, hiệu quả biểu đạt mà các nghệ thuật đó mang lại; chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ. Đặc biệt là các con cần diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình, văn phong phù hợp, rành mạch.

Để làm tốt dạng bài cảm thụ tác phẩm thơ, văn, học sinh chú ý các bước làm như sau:

Bước một, cũng là bước xác định đề bài, tổng quan về bài thơ, đoạn văn. Theo đó, học sinh cần:

– Đọc kĩ đề, nắm vững yêu cầu của đề bài.

– Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật.

Bước hai chính là bước tìm ra các ý chính quan trọng cho bài thơ, đoạn văn theo đề bài, cụ thể, học sinh cần: 

– Xác định rõ nội dung và nghệ thuật.

– Tìm ý, tiêu đề nội dung của mỗi ý.

Bước ba là bước mà bất cứ một bài Tập làm văn nào cũng cần có, không riêng gì bài cảm thụ văn học, đó là tạo “sườn” cho bài văn hay nói khác đi là lập dàn ý cho cả bài. Ở bước này, học sinh cần:

– Lập dàn ý cho đoạn văn/ bài văn.

– Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào, tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn thơ. Học sinh nên nêu cảm nghĩ, liên tưởng, đánh giá. 

Học sinh cần có một dàn ý cụ thể cho từng bài thơ, đoạn văn.

Ví dụ như:

+ Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc điểm của sự vật dùng so sánh để chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh.

+ Khi phát hiện phép nhân hóa, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hóa, nhờ từ ngữ nào, qua đó đặc điểm của sự vật được nhân hóa hiện lên như thế nào?

+ Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt, ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn nói tới.

+ Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ, hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.

Bước bốn, học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn theo yêu cầu của đề bài. Để bài văn cảm thụ được hay và ấn tượng, bài văn cần đáp ứng các nội dung sau:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ của đoạn thơ, đoạn văn, trích dẫn lại (nếu có thể).

– Phân tích các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng (biện pháp tu từ gì? ở hình ảnh nào? giá trị biểu đạt của các phép tu từ đó?)

– Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật, cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại cho cả đoạn văn.

Để viết được một bài văn cảm nhận hay, học sinh cần lưu ý viết dung lượng vừa đủ, đủ ý, rõ ràng, hành văn phù hợp với từng bài thơ, đoạn văn. Đồng thời, cần làm đúng theo các bước để có thể có một bài văn cảm thụ hay, ấn tượng.

Đăng ký chương trình Học Tốt 2022 – 2023

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.