Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 130

0
415
soan-van-9

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 130

Đề bài: Dòng thơ thứ bảy trong bài thơ Đồng chí có gì đặc biệt? Mạch suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ này?

Hướng dẫn giải:

Lời giải mẫu số 1

Dòng thơ thứ bảy của bài thơ “Đồng chí” là một dòng thơ rất đặc biệt với dấu chấm cảm ở cuối câu. Dòng thơ này giống như một chiếc bản lề nối 2 phần của bài thơ lại với nhau (phần trước và phần sau của câu thơ) trong bố cụa của toàn bộ bài thơ.

– Phần trước câu thơ: Cơ sở để hình thành tình đồng chí và đồng đội.

– Phần sau câu thơ: Biểu hiện của tình đồng chí và đồng đội.

Lời giải mẫu số 2

Dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” là dòng thơ đặc biệt vì đây dòng thơ chỉ có hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm (!) đặt ở cuối như một sự xuất hiện và là lời khẳng định về sự kết tinh tình cảm giữa những người lính với nhau. Mạch cảm xúc của những câu thơ trước và sau dòng thơ này được triển khai như sau:

– Sáu dòng thơ đầu là sự lí giải về tình đồng chí được hình thành nhưu thế nào

– Với 10 dòng thơ tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi hội tụ ở dòng 7 lại tiếp tục được khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, đậm chất tình đồng chí và và thể hiện được những đặc điểm của tình đồng chí trong thời chiến.

Bố cục của bài thơ Đồng chí trong chương trình Ngữ văn 9

  • 7 câu đầu tiên: Sự lí giải về cơ sở và sự hình thành của tình đồng chí
  • Từ câu 8 đến 11: thể hiện những biểu hiện của tình đồng chí
  • Phần còn lại: Sức mạnh tình đồng chí

Lời giải mẫu số 3

– Dòng thơ thứ 7 là một câu thơ có cấu tạo đặc biệt: chỉ có 2 tiếng được đứng độc lập ở giữa bài thơ và kết thúc bằng dấu chấm cảm: Đồng chí!. 2 tiếng Đồng chí thể hiện rất nhiều cảm xúc và sự thiêng liêng trong đó.

– Là sự kết nối của bài thơ: ngay khi vừa kết thúc đoạn thơ diễn tả được nguồn gốc và sự hình thành của tình đồng chí 2 từ “Đồng chí” đã kết nối đoạn thơ này với đoạn thơ tiếp theo nói về biểu hiện, những hành động về tình đống chí trong thời chiến.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích bài thơ Đồng chí