Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 130
Đề bài: Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Hướng dẫn giải:
Cách trình bày 1
Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí của những người lính cách mạng bao gồm:
– Cùng xuất thân từ hoàn cảnh gia đình nghèo khó, điều kiện sống khó khăn. Điều này được biểu hiện từ 2 câu thơ: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
– Cùng chung lí tưởng về lòng yêu nước, cùng theo tiếng gọi của Tổ quốc để lên đường nhập ngũ: “Anh với tôi đôi người xa lạ – Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau – Súng bên súng, đầu sát bên đầu”.
– Cùng sát cánh bên nhau chiến đấu, vượt qua bao thiếu thốn, gian lao để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: “Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Cách trình bày 2
Cơ sở để hình thành tình đồng chí của những người lính trong bài thơ “Đồng chí” là:
– Sự tương đồng về hoàn cảnh gia đình, xuất thân khó khăn
– Tình đồng chí bắt đầu xuất hiện khi thực hiện chung một nhiệm vụ trên cùng một chiến trường
– Tình đồng chí ngày càng trở nên khăng khít khi chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn
– Tình đồng chí còn xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của mỗi chiến sĩ
Cách trình bày 3
Qua 6 câu thơ đầu, cơ sở của tình đồng chí được thể hiện từ:
– Lời thơ mang ngắn gọn, giản dị và đậm chất mộc mạc, ngay cả trong cách xưng hô (tôi – anh). Tác giả sử dụng các thành ngữ dân gian quen thuộc có sức gợi tả và được kết cấu đối xứng (đất mặn đồng chua).
– Các anh cùng có hoàn cảnh xuất thân khó khăn, nghèo khó .
– Các anh cùng chung nhiệm vụ, cùng nhau đồng hành trên chiến trường. Cùng chung một lý tưởng chiến đấu vì độc lập – tự do cho đất nước “Súng bên súng…”
– Cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong quá trình công tác và chiến đấu. Từ đó tình đồng chí ngày càng trở nên khăng khí và thắt chặt hơn.
Tham khảo thêm:
Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 130