Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189

0
327
soan-van-9

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 189

Đề bài: Nhận xét của em về cốt truyện và tình huống truyện cơ bản trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?

Hướng dẫn giải:

Gợi ý lời giải số 1

– Cốt truyện và tình huống truyện cơ bản trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”: Cuộc gặp gỡ có tính tình cờ giữa các vị hành khách trên chuyến xe: ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên đang làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

– Theo như tác giả, “một bức chân dung” trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” chính là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

– Nhân vật anh thanh niên được khắc họa qua cái nhìn của các nhân vật bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Gợi ý lời giải số 2

Cốt truyện và tình huống:

  • Cốt truyện: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện tương đối đơn giản kể lại về cuộc gặp gỡ tình cở của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng thơ mộng và lặng lẽ. Qua cuộc gặp này, hình ảnh chân dung cửa anh thanh niên hiện ra đã khiến cho các nhân vật khác cũng như người đọc phải suy nghĩ.
  • Nhờ có cuộc gặp gỡ này mà tác giả đã khắc hoạ chân dung nhân vật chính (anh thanh niên) một cách vô cùng tự nhiên, sinh động thông qua cái nhìn và suy nghĩ của các nhân vật khác (bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư).
  • Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long có tình huống truyện rất nhẹ nhàng, gần gũi và giản dị và khiến người đọc đang bước vào một câu chuyện cổ tích.

Gợi ý lời giải số 3

Đưa ra nhận xét về cốt truyện và tình huống truyện cơ bản:

– Truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện rất giản dị, đơn giản và dễ tiếp cận với người đọc. Câu chuyện xoay quanh tình huống gặp gỡ tình cờ của các người khách trên chuyến xe lên Sa Pa (cô kĩ sư trẻ vào ông họa sĩ) với anh thanh niên đang làm công tác khí tượng ở trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Với tình huống truyện này, nhân vật chính (anh thanh niên) được khắc họa thông qua cái nhìn và cảm nhận của các nhân vật khác, đặc biệt là của ông hoạ sĩ. Với cách thức trần thuật này hình ảnh anh thanh niên được khắc hoạ một cách khách quan, từ đó thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

– Theo lời tác giả, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là một bức tranh chân dung nhân vật anh thanh niên. Nét đẹp của nhân vật được hiện lên chỉ ở một số khía cạnh khác nhau nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như nhân vật anh thanh niên chưa có cá tính và đượ khắc họa qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật như ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Lặng lẽ Sa Pa