Cấu trúc đề thi giữa học kỳ I môn Toán 9 và phương pháp làm tốt các dạng bài

0
10791

Trải qua chặng đường ¼ thời gian năm học, thời điểm này hầu hết học sinh các trường THCS trên cả nước đang chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1. Để giúp các bạn học sinh lớp 9 có định hướng ôn tập cho bài thi giữa kì sắp tới đồng thời củng cố kiến thức cho bài thi vào 10, mời phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo cấu trúc đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 và phương pháp làm bài.

Cấu trúc đề thi giữa học kì 1 Toán 9

Hầu hết các đề thi sẽ đều sẽ đánh giá học sinh ở trên 4 mức độ: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng thấp – Vận dụng cao. Tùy theo hình thức thi trắc nghiệm hay tự luận của mỗi trường mà phân bố số câu hỏi theo 4 mức độ cho phù hợp. 

Kiến thức thi giữa học kì 1 Toán 9 thường sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

Phần Đại số:

– Căn thức bậc hai: Điều kiện để căn thức bậc hai có nghĩa, biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc hai, các dạng toán liên quan đến giá trị của biểu thức chứa căn thức bậc hai.

– Căn thức bậc ba: Định nghĩa, một số tính chất của căn thức bậc 3.

Phần Hình học: Hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỉ số lượng giác của góc nhọn. 

Học sinh tham khảo đề thi giữa học kì 1 của trường THCS Kim Liên (Phòng GD&ĐT Nam Đàn) năm học 2020 – 2021:

Phương pháp làm tốt các dạng bài trong bài thi giữa học kỳ I Toán 9

Căn cứ theo các nội dung thường gặp trong đề, học sinh luyện tập các dạng bài toán liên quan theo từng chủ đề:

Chủ đề 1: Căn bậc hai, căn bậc ba

Dạng bài

Phương pháp giải

– Rút gọn

 – Tính giá trị biểu thức 

– Giải các phương trình, bất phương trình (Tìm x) 

– Một số bài toán về giá trị nguyên

 – Một số bài toán về GTLN, GTNN

– Vận dụng các công thức biến đổi căn thức bậc hai

– Vận dụng các tính chất của số nguyên – Vận dụng kĩ năng phân tích (nhân/chia đa thức), đánh giá giá trị biểu thức.

Chủ đề 2: Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Dạng bài

Cách giải

Dạng 1: Tính độ dài các đoạn thẳng trong tam giác vuông Học sinh vận dụng các công thức sau: 

– Các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

– Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Dạng 2: Chứng minh hệ thức lượng trong tam giác vuông – Cách 1: Đưa về hai tam giác đồng dạng có chứa các đoạn thẳng có trong hệ thức.

– Cách 2: Sử dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để chứng minh.

Dạng 3: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc – Cách 1: dựa vào Tỉ số lượng giác của góc nhọn– Cách 2: dựa vào hệ thức lượng trong tam giác vuông
Dạng 4: So sánh các tỉ số lượng giác giữa các góc – Bước 1: Trước tiên ta cần đưa các tỉ số lượng giác về cùng một loại

– Bước 2: Bước 2: Với góc nhọn α, β

  • sinα < sinβ ⇔ α < β
  • cosα < cosβ ⇔ α > β
  • tanα < tanβ ⇔ α < β
  • cotα < cotβ ⇔ α > β

 

Tham khảo thêm:

Kiến thức trọng tâm ôn thi giữa kì 1 toán 9

Đề cương ôn thi giữa kì 1 toán lớp 9

Lưu ý quan trọng khi làm bài để tránh mất điểm 

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và chấm bài thi, thầy Nguyễn Hoàng Việt – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ với học sinh một số lỗi mà các bạn thường gặp khi làm bài để lưu ý và khắc phục:

Khi làm bài kiểm tra, các em học sinh cần tuyệt đối tránh các lỗi sai cơ bản nhất như vẽ sai hình; không tìm điều kiện cho các bài có căn thức, biểu thức có chứa mẫu, gọi thêm ẩn thì phải đặt điều kiện cho ẩn; thiếu kết luận; không ghi đơn vị đo (nếu có). “Nhiều học sinh làm xong bài thi tự tính được 9 điểm nhưng khi trả điểm về chỉ được 6 – 6,5 điểm. Nguyên nhân là bởi các bạn ấy vẽ sai hình – một lỗi sai vô cùng nghiêm trọng.”. 

Với các bài toán liên quan đến căn thức như tìm x, bài toán rút gọn, các thầy cô thường chấm rất nghiêm khắc. Do đó học sinh phải trình bày cẩn thận, phải tìm điều kiện khi rút gọn, trong trường hợp đề bài đã cho sẵn điều kiện thì vẫn phải ghi lại điều kiện đó rồi mới rút gọn nếu không sẽ bị trừ 0,25 điểm. Hoặc khi đã tìm ra x, phải thử lại với điều kiện xem x thỏa mãn hay không thỏa mãn kèm kết luận đầy đủ, nếu không cũng sẽ bị trừ điểm vô cùng đáng tiếc.

Ngoài ra, thời gian ôn tập cho bài thi giữa học kì 1 không còn nhiều, vì vậy để luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng, học sinh nên áp dụng phương pháp học cuốn chiếu  – học đến đâu làm bài tập và luyện đề đến đó để giảm nhẹ gánh nặng học. 

Trên đây là những lưu ý quan trọng học sinh cần chú ý không chỉ với bài kiểm tra sắp tới mà còn chuẩn bị cho kì thi vào 10 – chặng về đích quan trọng của học sinh lớp 9. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các sĩ tử 2k7!

Bên cạnh đó, để trang bị kiến thức hiệu quả cho năm học mới này, đồng thời có lộ trình học tập tốt nhất chuẩn bị cho kì thi vào 10 quan trọng phía trước, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo Chương trình Học tốt 2021- 2022 tại HOCMAI. Khóa học bao gồm các video bài giảng được ghi hình trước, với nội dung bám sát chương trình của SGK hiện hành và chương trình mới với đầy đủ các môn học: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hóa học, Sinh học, GDCD,… dành cho học sinh từ lớp 6-9.  

Đồng hành cùng các em học sinh là đội ngũ thầy cô giáo giỏi với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy đảm bảo sẽ hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất. 

Quý phụ huynh – học sinh đừng bỏ lỡ! Đăng ký nhận tư vấn miễn phí và tham gia học thử Khóa Học tốt các lớp từ 6-9 với đầy đủ môn học ngay tại đây. 

 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT

  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ GD&ĐT, học mọi lúc, mọi nơi dễ dàng.
  • Lộ trình học tập 4 bước khép kín: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA giúp học sinh chắc kiến thức, vững kỹ năng, tự tin bứt phá điểm số.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.