Kiến thức trọng tâm và cấu trúc đề thi giữa kỳ I môn Toán 9 học sinh cần biết

0
26479

Chuẩn bị cho bài thi quan trọng đầu tiên trong chương trình Toán 9, bài thi giữa kì I không chỉ đánh giá kiến thức của học sinh sau một thời gian mà còn là điểm số quyết định thành tích học tập của các em, tạo nền tảng tự tin cho các em ôn thi vào 10 hiệu quả hơn!

Để có thể làm bài thi tốt, học sinh cần biết bài thi giữa kì I sẽ có cấu trúc như thế nào và cách làm bài thi ra sao để tránh mất điểm. Cùng xem hướng dẫn dưới đây, thầy Nguyễn Hoàng Việt – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài thi môn Toán giữa kì I.

Hệ thống kiến thức trọng tâm nửa đầu kì I học sinh cần lưu ý

Trong nửa đầu kì I, môn Toán 9 có nhiều kiến thức mới và quan trọng cho kì thi vào 10. Do đó, học sinh cần ôn tập kỹ càng, rèn luyện tốt với các kiến thức trọng tâm dưới đây: 

  • Về phần đại số: Học sinh cần nắm vững định nghĩa và các công thức liên quan đến phần Căn bậc hai – căn bậc ba; đồng thời rèn luyện thành thạo các dạng bài để tạo nền tảng tốt cho năm học lớp 9.
  • Về phần hình học: Kiến thức xoay quanh dạng toán Hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông; tỉ lệ lượng giác của góc nhọn.
Thầy Việt hướng dẫn học sinh ôn thi giữa học kì I môn Toán 9

Để làm tốt bài thi giữa kì này, thầy Việt lưu ý: “Các em nên rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài. Không cần vội vàng, làm đến đâu chắc đến đó và ăn trọn điểm tuyệt đối những phần kiến thức dễ. Không nên chủ quan vì cho rằng chỉ là kì thi giữa kì, làm tốt một bài thi chính là cơ hội để các em cọ xát về mặt kiến thức và tâm lí trước khi bước vào kì thi quan trọng như vào 10.” 

Để hiểu được cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập vào đúng trọng tâm kiến thức, học sinh cũng lưu ý các dạng bài trong đề thi sau đây.

 

Tham khảo thêm:

Cấu trúc đề thi giữa kì 1 Toán 9

Đề cương ôn thi giữa kì 1 Toán 9

 

Những dạng bài thường gặp trong đề thi giữa kì I môn Toán 9

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Theo thầy Việt đây là dạng bài thường xuất hiện đầu tiên trong đề thi giữa kì, kiến thức dễ giúp học sinh có được điểm tối đa. Vì vậy, để tránh mất điểm đáng tiếc học sinh cần cẩn thận, tỉ mỉ, không được viết tắt, và kỹ năng tính toán phải chính xác hoàn toàn. Lưu ý, khi làm xong các em nên sử dụng máy tính để kiểm tra lại kết quả. 

Dạng 2. Tìm x

Đây là dạng toán chúng ta gặp rất nhiều, các bạn lưu ý trong bài kiểm tra giữa kì I lớp 9, dạng toán này có thể chứa căn bậc hai, học sinh không được bỏ qua bước xác định điều kiện. Để làm tốt dạng bài này, các em nên rèn luyện thành thạo các bài tập liên quan, thay giá trị tìm được vào x để kiểm tra kết quả có thỏa mãn điều kiện hay không.

Dạng 3. So sánh

Trong các bài thi giữa kì hoặc các bài thi học kì, dạng toán này thường có mức độ kiến thức vừa phải, không quá khó, học sinh chỉ cần lưu ý dạng so sánh giữa các biểu thức về căn bậc hai, căn bậc ba trong SGK sẽ giúp các em lấy trọn điểm phần này. 

Dạng 4: Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai

Thông thường trong biểu thức này có chứa biến và có thêm một số câu hỏi phụ liên quan đến việc giải phương trình; tìm giá trị MIN, MAX,… Học sinh cần nắm vững kỹ năng rút gọn biểu thức và các dạng bài đã đề cập ở trên. 

Dạng 5: Hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông

Để làm tốt phần này, học sinh phải thuộc các công thức trong SGK để áp dụng vào bài tập

Dạng 6: Tỉ số lượng giác của góc nhọn

Phần này bắt buộc các em phải thuộc 4 tỉ số lượng giác Sin; Cos; Tan; Cot và cách tính của từng loại.

Ngoài ra, để giúp các con chuẩn bị tốt kiến thức, ôn tập hiệu quả để đạt điểm số cao trong bài thi giữa học kì tới đây, bố mẹ có thể tham khảo Chương trình Học Tốt tại HOCMAI. Khóa học bao gồm hệ thống video các bài giảng ghi hình trước được xây dựng hệ thống và công phu giúp học sinh tự ôn tập kiến thức tại nhà hiệu quả.

Với đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cùng phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới để giúp các con học tập hiệu quả, tiếp thu bài nhanh và tốt nhất. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp dịch vụ hỏi đáp 24/7, cam kết hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong 30 phút giúp học sinh không bị bỏ lỡ bất kỳ kiến thức nào.