Cha mẹ đau đầu vì con hay cãi. Khắc phục ngay với 3 phương pháp này

0
8588

Con hay cãi là một trong những vấn đề khiến cha mẹ đau đầu nhất hiện nay. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cha mẹ bao bọc con quá kỹ càng khiến con sợ sai, sợ mắc lỗi, sợ chịu trách nhiệm. Trong bài viết này, HOCMAI sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân 1: Cha mẹ bao bọc con quá kỹ càng

Là cha mẹ, ai cũng yêu thương và bao bọc con cái. Có rất nhiều người suy nghĩ rằng vì con còn bé, không tự làm được nên tất cả công việc từ lớn đến nhỏ của con đều có sự giúp đỡ của cha mẹ. Thế nhưng, cha mẹ đâu biết rằng; con trong giai đoạn từ 3 tuổi trở lên rất thích thể hiện bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ lại không cho phép chúng thực hiện điều đó.

Bao bọc con là một trong những nguyên nhân khiến con hay cãi.

Để rồi hậu quả là gì? Khi con bước vào cấp 1, thói quen ỷ lại ăn sâu vào tiềm thức con khiến con thụ động cả trong học tập lẫn sinh hoạt cá nhân. Con cảm thấy bực bội, khó chịu khi liên tục bị cha mẹ nhắc nhở, phàn nàn. Chính điều này đã làm nảy sinh tâm lý sợ sệt ở con. Con chưa kịp lắng nghe đã nhanh chóng phản ứng “cãi lại” để tránh bị mẹ quát to, bị bố đánh đòn. 

Nguyên nhân thứ 2: Con bị ép buộc quá nhiều 

Ngay từ ban đầu, khi mà cha không làm con thấy rõ trách nghiệm của mình với công việc thì chúng sẽ nghĩ đây là công việc của cha mẹ chứ không phải việc của mình. Và đến khi thấy con lười biếng thì cha mẹ mới cuống cuồng giao việc cho con. Lúc đầu phản ứng của con khá gay gắt vì chúng chưa hiểu được đó là trách nghiệm của mình. Đến khi bị cha mẹ cắt quyền lợi vì con không hoàn thành công việc thì chúng sẽ có những biểu hiện như chống đối, cãi lại. 

Ép buộc và kiểm soát là nguyên nhân thứ hai gây nên chứng hãy cãi ở trẻ

Cha mẹ càng ép buộc con thì con càng không làm. Bởi thói quen ỷ lại, lười biếng được hình thành trong con khá rõ nét. Vậy nên, thay vì ép buộc con cha mẹ nên tìm cho mình một phương pháp để thay đổi nhận, thức suy nghĩ trong con.

Nguyên nhân thứ 3: Do cha mẹ chưa thấu hiểu con 

Có một thực trạng đang xảy ra ở các gia đình hiện nay là cha mẹ luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào các con và bắt các con thực hiện theo ý kiến của cha mẹ. Họ đâu biết rằng, việc làm này không những không kiểm soát, thay đổi được con mà còn khiến chúng có những phản ứng gay gắt, chống đối và cãi lại cha mẹ.

Học cách thấu hiểu nếu bạn muốn trị chứng hay cãi ở trẻ.

Vậy làm thế nào để trị chứng “hay cãi” của con? Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ có được câu trả lời chính xác nhất.

Giải pháp 1: Để con tự lập ngay từ bé

Tự lập là thói quen tốt mà cha mẹ nên dạy con ngay từ nhỏ. Thói quen này không chỉ giúp con trưởng thành hơn mà còn giúp con đạt được thành tích cao trong học tập. Trong sinh hoạt gia đình, cha mẹ hãy để con làm những công việc phù hợp với sức của con. Điều này sẽ làm con thấy được một phần trách nghiệm của mình trong gia đình đấy.

Trong học tập cũng vậy, cha mẹ nên để con tự lập học hành thì vì phó mặc con cho Nhà trường, thầy cô. Con hoàn toàn có thể tự học ở nhà cùng các khóa học trực tuyến chất lượng; điển hình là chương trình Học Tốt dành cho cấp Tiểu học lớp 3, lớp 4, lớp 5.

Giải pháp 2: Học cách thấu hiểu con

Dành thời gian ở bên con chính là phương pháp để thấu hiểu con hơn. Chỉ 30 phút mỗi ngày cùng chương trình Học Tốt cha mẹ hoàn toàn có thể biết được những khó khăn mà con đang gặp phải để kịp thời giải quyết. Vậy nên, dù bận đến mấy, cha mẹ hãy cố gắng bớt chút thời gian để học cùng con mỗi tối. Việc làm này không chỉ giúp cha mẹ nắm rõ tình hình học tập của con hơn mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình.

Giải pháp 3: Không thúc ép, trao cho con quyền làm chủ

Một trong những sai lầm lớn nhất mà rất nhiều cha mẹ mắc phải đó là thúc ép con. Vậy nên, cha mẹ hãy tôn trọng quyết định của con, để con được học tập trong môi trường mà con cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Cha mẹ không thể sống mãi trong cuộc đời của con vậy nên hãy trao cho con quyền làm chủ để con tự do phát triển. 

Hi vọng những thông tin trên là hữu ích với cha mẹ. Trị chứng cãi lại; cứng đầu của con không hề khó nếu cha mẹ áp dụng 3 giải pháp trên.