Cuộc sống bận rộn ngày nay khiến cho nhiều cha mẹ bị cuốn vào guồng quay của công việc, chỉ dành được phần ít thời gian để quan tâm đến con cái. Điều này tạo cho trẻ cảm giác bơ vơ ngay trong chính gia đình của mình.
Sống trong thời đại ngày nay, hẳn bất cứ người cha người mẹ nào cũng đau đầu trong việc giải quyết bài Toán cân bằng giữa công việc và chuyện nuôi dạy con cái. Nhưng giải quyết bài toán như thế nào thì còn là điều khiến cho nhiều cha mẹ phải băn khoăn.
Tầm quan trọng khi cha mẹ dành thời gian gắn kết với con
Cha mẹ hãy dành thời gian gắn kết với con
Nhà tâm lý học người Anh John Bobby từng chỉ ra, sự quấn quýt gần gũi là nhu cầu sinh lý của trẻ, là hành vi bản năng của con người. Và người thích hợp nhất để tạo nên mối quan hệ gắn bó đó chính là cha mẹ. Do đó, khi cha mẹ dành thời gian để ở bên cạnh con ngay từ khi con mới chỉ là một đứa trẻ sơ sinh sẽ là tiền đề giúp hình thành tính cách tích cực và khả năng thích ứng xã hội trong tương lai của con.
Bên cạnh đó, cũng có một cuộc khảo sát tâm lý đã chỉ ra rằng, có 78% bệnh nhân tâm thần, 75% bệnh nhân trầm cảm và 84% bệnh nhân rối loạn lo âu đang ở trong tình trạng không thiết lập được “sự gắn kết an toàn” giữa cha con.
Từ những nhận định và khảo sát trên, ta thấy được tầm quan trọng của sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Một đứa trẻ được cha mẹ quan tâm, dành thời gian ở bên cạnh để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn sẽ có thiên hướng sống hạnh phúc hơn so với những đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ cha mẹ.
Cha mẹ đừng đóng vai “người lạ”, hãy là người bạn thân thiết của con
Khi cha mẹ không dành thời gian để tâm sự, nói chuyện với con trong một thời gian dài thì sau đó con sẽ hình thành nên khoảng cách với cha mẹ, dần dà về sau con sẽ không còn chia sẻ với cha mẹ những câu chuyện của bản thân một cách thoải mái nữa. Do đó, dù cho có bận rộn đến đâu đi chăng nữa thì cha mẹ cũng nên dành thời gian để tìm hiểu – chia sẻ – đồng cảm với những tâm tư mà con đang gặp phải.
Cha mẹ hãy là người bạn thân thiết với con
Nhà xã hội học người Mỹ Patty Huffler đã chỉ ra, đối với những bậc cha mẹ quá bận rộn, họ có thể sử dụng phương thức “thời gian riêng” để có thể gần gũi hơn với con cái. “Thời gian riêng” có thể hiểu là, mỗi ngày, cha mẹ dành cho con cái 1 khoảng thời gian riêng bằng cách tắt điện thoại, đóng cửa phòng, chuyên tâm ở cạnh con. Tất cả các hoạt động trong khoảng thời gian này hãy để những đứa trẻ tùy ý sắp xếp.
Thời gian dài hay ngắn có thể điều chỉnh một cách linh hoạt, có thể kéo dài 1 ngày, cũng có thể chỉ trong vòng 30 phút. Bởi vì điều quan nhất không phải cha mẹ ở cạnh con trong bao lâu, mà là, cha mẹ có toàn tâm toàn ý cho con trong khoảng thời gian đó hay không. Đòi hỏi, khi cha mẹ ở bên cạnh con không nên có bất cứ điều gì khiến cho cha mẹ cảm thấy bị phân tán tư tưởng.
Khoảng thời gian lý tưởng với 30 phút bên con mỗi ngày
30 phút là khoảng thời gian tối thiểu mà cha mẹ nên dành cho con trong một ngày. Với 30 phút cha mẹ có thể tâm sự, chia sẻ với con những điều mà con đang lo lắng; những thứ con yêu thích và muốn làm; những khó khăn mà con đang gặp phải trong học tập để tìm cách tháo gỡ giúp con.
Đối với những con đang ở trong lứa tuổi Tiểu học, ngoài việc vui chơi giải trí thì chuyện học tập của con cũng cần nhận được sự quan tâm chia sẻ từ cha mẹ. Chỉ khi quan tâm đến việc học của con cha mẹ mới nắm bắt được lực học, từ đó mới hỗ trợ giúp con cải thiện.
Hiện nay, có những khóa học trực tuyến chất lượng, phục vụ cho nhiều đối tượng học sinh có học lực khác nhau với cách học đa dạng. Nổi bật hiện nay có Chương trình Học Tốt của HOCMAI. Đây là Chương trình học trực tuyến không chỉ giúp con cải thiện học lực, rèn luyện tính chủ động mà còn giúp cho cha mẹ kèm cặp, hướng dẫn và theo dõi quá trình học của con dù cho cha mẹ có bận rộn đến đâu đi chăng nữa.
Những người làm cha mẹ, cho dù có mệt mỏi hay vất vả hơn nữa, cũng phải dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc cho con cái. Đừng biến bản thân thành “người lạ” với các con.