Cha mẹ lưu ý những điều này để giúp con học tốt Ngữ văn 6

0
4920

Để giúp phụ huynh và học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho môn Ngữ văn trong năm học đầu cấp 2, thầy Nguyễn Phi Hùng – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ một số lưu ý quan trọng sau.

Nhắc đến chuyện học hành của con, chị T.T.Thảo – Hà Nội không khỏi buồn phiền vì kỹ năng viết của con rất kém, câu từ lủng củng, không biết cách đặt dấu câu cho đúng chỗ. “Trong khi lên lớp 6, con sẽ phải tập viết những bài văn dài, giáo viên chấm điểm cũng khắt khe hơn ở Tiểu học. Thực sự không biết phải làm sao để giúp con cải thiện kỹ năng viết văn được đây?”.

Khác với nỗi lo của chị Thảo, chị H.T.T.Nga – Hải Dương lại vô cùng lo lắng vì con chỉ thích học Toán, không thích học Văn. “Bố mẹ khuyên nhủ thế nào con cũng không thích học. Lý do con đưa ra là học Văn vừa chán vừa buồn ngủ. Thầy có cách nào để giúp con yêu thích môn Văn, từ yêu thích thành tự giác học môn học này không ạ?”.

Việc con học chưa tốt môn Văn, kỹ năng viết còn kém hay thậm chí không thích học Văn là nỗi lo chung của nhiều phụ huynh trong giai đoạn chuyển cấp vào 6 cùng con. Chia sẻ về vấn đề này, thầy Nguyễn Phi Hùng có một số định hướng như sau:

Cho con ôn tập lại kiến thức lớp 5 và làm quen kiến thức mới

Chương trình Ngữ văn 6 sẽ có sự tiếp nối và phát triển từ môn Tiếng Việt 5, trong đó trọng tâm là phần kiến thức về từ và câu, phần tập làm văn với hai kiểu bài văn kể chuyện và văn miêu tả. Do đó phụ huynh nên hướng dẫn con hệ thống và ôn tập lại các đơn vị kiến thức này trước khi làm quen với kiến thức mới lớp 6.

Thầy Hùng nhấn mạnh: “Bên cạnh việc kế thừa, nhắc lại các kiến thức ở lớp dưới, lớp 6 sẽ có nhiều kiến thức mới, thú vị hơn và yêu cầu cũng cao hơn. Ở phần tiếng Việt, các em sẽ được học thêm về từ thuần Việt, từ mượn; phó từ, chỉ từ, số từ, lượng từ; câu trần thuật đơn; biện pháp ẩn dụ, hoán dụ,… Ở phần đọc hiểu văn bản, lượng tác phẩm sẽ đồ sộ hơn và đa dạng thể loại hơn từ văn bản truyện, ký, thơ đến văn bản nhật dụng. Đáng chú ý là phần tập làm văn không chỉ đòi hỏi mức độ hiểu biết về mặt kiến thức mà còn rất “nặng” về mặt kỹ năng.”.

Thầy Hùng chia sẻ về những thay đổi giữa môn Ngữ văn 6 và Tiếng Việt 5

Cha mẹ nên cùng con tìm hiểu trước khung kiến thức Ngữ văn 6 để có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới. Điều này cũng sẽ giúp con giảm nhẹ áp lực học tập vì lên lớp 6, với phân phối chương trình 4 tiết/tuần và liên tiếp các bài kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, bài tập làm văn (90 phút), bài thi giữa kỳ, cuối kỳ,… các em rất dễ bị áp lực và mệt mỏi. 

>>> Đăng ký học thử bài giảng Ngữ văn 6 tại: http://bit.ly/Chinh-phục-Văn-6-cùng-thầy-Hùng.

Cùng con tìm ra phương pháp học tập hiệu quả

Ngoài việc tìm hiểu những thay đổi về kiến thức, cha mẹ cần cùng con chuẩn bị cả những thay đổi về kỹ năng và phương pháp học tập. 

Để học tốt phần Tiếng Việt, học sinh phải nắm chắc được bản chất các khái niệm, luyện nhiều bài tập, áp dụng trực tiếp vào viết các câu, đoạn văn, bài văn. Với phần Đọc hiểu văn bản, cần đọc kỹ tác phẩm, nhớ được nhân vật, cốt truyện, thuộc thơ cũng như hiểu rõ đặc trưng của mỗi thể loại. Có thể đặt câu hỏi vì sao để tìm ra ý nghĩa của tác phẩm, luyện viết các đoạn văn ngắn ghi lại cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

Riêng với phần Tập làm văn, điều quan trọng là việc xác định được kiểu bài văn là gì, đề bài yêu cầu những gì, vạch nhanh dàn ý trước khi viết bài. Sau mỗi bài viết, cần soát lại cẩn thận tránh những lỗi sai không đáng có. Học sinh cũng nên luyện tập với các đề bài khác nhau và tham khảo thêm nhiều sách báo để nâng cao kỹ năng diễn đạt.

Phương pháp học đều các kỹ năng môn Ngữ văn 6

Một vấn đề nữa là có nên cho con tham khảo văn mẫu hay không. Thầy Hùng cho biết: “Bản chất văn mẫu không hề xấu, mà phải xem chúng ta đã sử dụng nó đúng cách, đúng mục đích hay chưa. Văn mẫu nên được sử dụng để tham khảo cách xây dựng ý, lối diễn đạt, sử dụng các “từ đắt giá” để áp dụng vào bài. Không nên sao chép và lạm dụng văn mẫu dẫn đến mất đi sự sáng tạo, dần dần, bài văn chỉ còn là sự cóp nhặt, sáo rỗng, khó có được điểm cao.”.

Đối với các con không thích học Văn, phụ huynh nên nuôi dưỡng niềm yêu thích ở con bằng cách rèn cho con thói quen đọc sách, kích thích con chia sẻ, kể lại các câu chuyện đã gặp trên lớp hay trong cuộc sống. Khuyến khích con ghi nhật ký hằng ngày cũng là một phương pháp hay cha mẹ có thể tham khảo. 

Để giúp học sinh tự tin bứt phá điểm số không chỉ ở môn Văn mà với cả những môn học khác, HOCMAI tiếp tục khai giảng Chương trình Học tốt 2020 – 2021. Với hệ thống bài giảng được bám sát chương trình SGK kết hợp với bài tập tự luyện và bài tập đánh giá năng lực cuối mỗi chương học, học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình và chủ động cải thiện phần còn yếu. Đồng thời, cha mẹ cũng dễ dàng theo sát lộ trình học và sự tiến bộ của con trong quá trình học tập.

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020-2021!

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.