Cho con học thêm ồ ạt, cha mẹ có đang quên kiểm tra năng lực học tập của con?

0
7305

Không biết chính xác năng lực học tập của con mình đang ở đâu, hổng kiến thức chỗ nào, nhiều bố mẹ đã vội vàng đăng ký học thêm ồ ạt để con mình giỏi như “con nhà người ta”. Tư duy học theo phong trào của phụ huynh đã khiến không ít học sinh quay cuồng ngày đêm với lịch học kín mít nhưng cuối cùng hiệu quả lại rất mông lung.

“Con nhà người ta học thêm thì con mình cũng phải đi chứ!”

Ngồi chờ con tan học ở cổng trường, chị Hoàng Khánh Đan (40 tuổi, Hà Nội) tay cầm điện thoại tranh thủ vào các diễn đàn của các phụ huynh để tìm thông tin về lớp học thêm cho con. Vì lo lắng con vừa lên lớp 6 sẽ bỡ ngỡ, hụt hẫng với cách dạy và học mới lạ so với tiểu học nên từ đầu năm học đến nay chị đã tìm kiếm các trung tâm dạy thêm để kèm cặp cho con.

“Ở tiểu học cô giáo còn kèm cặp sát sao từ nhà đến lớp nhưng lên cấp hai thì học sinh phải tự giác. Con nhà tôi từ bé vẫn được bố mẹ lo từ đầu đến chân nên giờ muốn con tự giác làm mọi thứ thì rất khó, nhất lại là việc tự học ở nhà”, vị phụ huynh này tâm sự.

Với mong muốn giúp con gái – em Trần Khánh Ly hiểu bài hơn và điểm cao như các bạn trong lớp chị Khánh Đan đã đăng ký cho con học thêm môn Toán ở trung tâm 3 buổi và gia sư tại nhà 2 buổi mỗi tuần.

Khi được hỏi về lực học của Khánh Ly, chị chia sẻ năm học trước con được giáo viên nhận xét trong học bạ là học lực khá, kỹ năng tư duy về mặt số học và hình học còn chậm. Bởi vậy, khi con lên bậc THCS, gia đình chị đã chạy đôn chạy đáo tìm lớp học thêm cho con.

“Nói thật là cả hai vợ chồng đều bận rộn với công việc nên không có thời gian kèm con học ở nhà nên cũng chỉ biết con học khá. Nếu hỏi chính xác con hổng kiến thức không hay hổng chỗ nào thì rất khó biết”, chị Khánh Ly thừa nhận.

Chính vì vậy, vị phụ huynh này càng lo lắng khi con lên lớp 6. “Nhiều cháu trong lớp con tôi cũng đăng ký học cả ở trung tâm và gia sư tại nhà. Con nhà người ta học thêm thì con mình cũng phải đi chứ, thế mới mong học giỏi hơn được”, chị tâm sự.

Kiểm tra năng lực học tập quan trọng đến mức nào?

Tâm lý lo lắng con không theo kịp các bạn trong lớp nên đăng ký cho con học thêm ở trung tâm hay gia sư tại nhà là trạng thái xuất hiện ở không ít phụ huynh. Nhưng trong số này, có bao nhiêu bố mẹ thực sự đầu tư thời gian, kiểm tra năng lực học tập để biết được chính xác con mình đang thiếu kiến thức gì hay thay đổi phương pháp học tập sao cho hiệu quả?

Đánh giá năng lực học tập có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chinh phục mục tiêu học tập của học sinh. Kiểm tra năng lực giúp học sinh nhận định chính xác nhất về tình hình học tập, kỹ năng, thái độ của bản thân, từ đó phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch học tập của mình.

Kiểm tra năng lực học tập cần diễn ra thường xuyên theo từng tuần, từng tháng để kịp thời phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức của mỗi học sinh, liên tục điều chỉnh hoạt động học tập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra như về điểm số, giải thưởng…

HOCMAI tổ chức đánh giá năng lực học tập miễn phí cho học sinh lớp 6, 7, 8

Từ ngày 12/10/2020, Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức Đánh giá năng lực học tập miễn phí môn Toán, Ngữ văn cho học sinh lớp 6, 7, 8.

Chương trình không chỉ giúp học sinh nhìn nhận chính xác được mức độ nhận biết, vận dụng kiến thức vào việc học và ứng dụng vào thực tế cuộc sống; bài đánh giá năng lực học tập còn cung cấp cho phụ huynh góc nhìn mới nhất về kết quả và thái độ học tập của mình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp để chinh phục mục tiêu.

Bằng cách đăng ký chương trình, học sinh sẽ được làm bài kiểm tra năng lực học tập môn Toán và Ngữ văn; giáo viên HOCMAI báo điểm và tư vấn lộ trình học phù hợp, có hiệu quả nhất.  

Để tham gia Đánh giá năng lực miễn phí, phụ huynh vào học sinh làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: Masterthcs.hocmai.vn/01
  • Bước 2: Điền các thông tin cần thiết vào ô trống: Họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email, lớp học.
  • Bước 3: Kiểm tra điện thoại thường xuyên để nhận điện thoại của giáo viên tham gia đánh giá năng lực.