Rèn luyện 4 kỹ năng tập đọc giỏi giúp con tiếp thu tri thức toàn diện

0
6456

Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết, môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Do vậy, bố mẹ nên giúp con nắm vững 4 kỹ năng dưới đây để giúp con tập đọc giỏi. 

Phụ huynh dạy con môn Tiếng Việt tiểu học, phải coi trọng yếu tố tập đọc cho con. Thông qua việc dạy đọc đúng giúp các em hiểu được văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, với mong muốn giúp học sinh biết đọc đúng, đọc hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng hứng thú đọc sách, cô Trần Thu Hoa – Giáo viên môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chia sẻ một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Tiểu học, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Kỹ năng đọc thành thạo

“Tập đọc” có vẻ đơn giản nhưng thực tế nhiều em học sinh còn rất thụ động trong việc tập đọc các văn bản trong sách giáo khoa. Khi đọc một số văn bản các em đọc không lưu loát, không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, dẫn đến việc không nắm được cốt yếu của văn bản, điều này gây khó khăn trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp. 

Đọc, trước hết phải đọc đúng. Bố mẹ nên dạy con đọc rõ ràng, rành mạch từng câu chữ một theo đúng văn bản được học. Đồng thời, rèn luyện cách đọc đúng ngữ điệu, đây là phần mà nhiều học sinh còn gặp khó khăn. Giữa các câu thường có dấu chấm, dấu phẩy, học sinh cần phải lưu ý để ngắt nghỉ đúng chỗ, tạo nhịp điệu cho câu từ. Việc đọc đúng ngữ điệu là lúc con đọc đúng ngữ điệu của nhân vật, tạo cảm hứng cho môn học trở nên thú vị hơn. Tùy vào từng văn bản và trạng thái, cảm xúc của nhân vật, để giọng điệu phù hợp với văn bản đó. 

Thứ hai, đó chính là đọc hay. Là việc học sinh biết cách đọc diễn cảm một bài văn hoàn chỉnh. Đọc hay bao hàm cả việc đọc đúng, nhập tâm vào nhân vật. Nếu nhân vật có cảm xúc buồn, học sinh phải có sử dụng giọng đọc trầm, buồn. Nếu nhân vật có cảm xúc vui, học sinh nên sử dụng giọng điệu tươi vui, hào hứng. 

Để bắt đầu làm quen với một bài đọc, thường thì bố mẹ nên cho con đọc qua văn bản một đến vài lần để có thể đọc rành mạch và nắm bắt được các nhân vật trong văn bản, sau đó mới tiến hành tập đọc diễn cảm. 

Ví dụ: Trong bài “Lập làng giữ biển” – Tiếng Việt lớp 5, học sinh theo dõi tâm trạng của các nhân vật Nhụ, bố của Nhụ và ông của Nhụ  trong các cuộc đối thoại để có giọng đọc phù hợp.

Ở cuộc đối thoại giữa bố Nhụ và ông Nhụ: Lúc đầu, bố của Nhụ với giọng nói rất điềm tĩnh, dứt khoát khi muốn rời làng đến nơi khác. Nhưng sau đó, lại sôi nổi và hào hứng hơn khi chia sẻ với ông của Nhụ về những thuận lợi khi chuyển làng. Còn ông Nhụ lại có giọng điệu, kiên quyết về quan điểm giữ làng. 

Còn ở cuộc đối thoại giữa Nhụ và bố Nhụ, lại là giọng điệu vui vẻ, thân mật khi nói với con của mình. 

Như vậy, ở mỗi đoạn, tâm trạng của nhân vật lại khác nhau, cho nên học sinh cũng nên sử dụng giọng điệu linh hoạt phù hợp với nhân vật. Việc đọc đúng giọng điệu giúp con có thể hiểu rõ hơn về nội dung của câu chuyện. 

Kỹ năng tìm kiếm thông tin 

Trong tất cả các bài tập đọc của chương trình Tiếng Việt tiểu học, học sinh chỉ cần nhớ phần tên tác phẩm và tác giả. Tuy nhiên, để giúp con học tốt môn Văn ở các bậc cao hơn, bố mẹ nên dạy con làm quen với thông tin tác giả, tác phẩm một cách chi tiết nhất.

Ở phần thông tin về tác giả, bố mẹ hướng dẫn con tìm hiểu, ghi nhớ năm sinh – năm mất, quê quán và một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, nhà thơ đó. Còn về phần thông tin tác phẩm, học sinh có thể tìm hiểu thêm về thể loại, trích trong tác phẩm nào, năm và hoàn cảnh sáng tác. Đây là những phần thông tin rất thú vị, nếu con nắm vững và vận dụng khi viết văn, sẽ được giáo viên đánh giá và cho điểm cao hơn.

Kỹ năng tìm hiểu nội dung tác phẩm

Đây là phần quan trọng nhất trong phần “Tập đọc” mà học sinh cần phải có. Trong phần này, học sinh nên rèn luyện từng bước một cho đến khi thành thạo. Đầu tiên, khi muốn tìm hiểu nội dung của một tác phẩm, học sinh cần đọc và giải nghĩa các từ khó. Sau đó, phụ huynh dạy con cách phân chia bố cục của bài theo ý hiểu của mình. Việc chia bố cục rõ ràng, giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Đồng thời, việc trả lời hết các câu hỏi trong phần đọc hiểu cũng là cách để học sinh hiểu rõ hơn về nội dung của bài. 

Hầu hết nội dung trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, các bài đọc đều là tác phẩm hoặc đoạn trích của những văn bản có giá trị nghệ thuật. Mỗi bài đọc được lựa chọn đều là mang đến cho học sinh những kiến thức nhất định. Các bài văn xuôi và thơ đa số đều ngắn, dễ đọc và gần gũi, vì thế không quá khó để bố mẹ hình thành kỹ năng tìm hiểu nội dung tác phẩm cho con ngay từ bậc tiểu học. 

Rút ra bài học/ thông điệp của tác phẩm

Mục đích cuối cùng khi tìm hiểu một tác phẩm mà chúng ta hướng đến chính là rút ra được bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Bởi vì, mỗi tác phẩm là một “thông điệp nồng nàn với cuộc sống và tình yêu thương con người thắm thiết”, học tốt kỹ năng này giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học. 

Vậy, khi học một bài tác phẩm, nếu học sinh vận dụng được tất cả 4 kỹ năng trên thì việc học tập đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây là những kỹ năng cơ bản mà học sinh có thể áp dụng với bất kỳ bài tập đọc nào trong chương trình Tiếng Việt tiểu học để hiểu hơn về nội dung bài học. Đồng thời, giúp học sinh có thể tự cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó để làm nền tảng khi học phần tập làm văn. Để rèn luyện thành thạo 4 kỹ năng trên, bố mẹ nên khuyến khích con chăm đọc sách và có niềm say mê, sáng tạo với môn tập đọc hơn.

Do vậy, phụ huynh cần rèn luyện các kỹ năng tập đọc cho con ngay từ nhỏ, để con tạo tiền đề tiếp thu toàn diện tri thức. Bố mẹ có thể tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của HOCMAI, để giúp con học tốt Tiếng Việt hơn. Khóa học sẽ là chìa khóa để con nắm vững mọi kiến thức môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa. Đồng thời giúp con chủ động học tập, mở rộng tầm hiểu biết, sáng tạo và phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện nhất. 

Đăng ký Chương trình Học Tốt 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.