Cô Hồng Duyên bật mí bí quyết đạt điểm cao bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn 9

0
1849

Theo cô Hồng Duyên – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI , bài kiểm tra giữa học kỳ II không chỉ ảnh hưởng đến kết quả cả năm học mà còn là cột mốc quan trọng để học sinh rà soát lại kiến thức và đánh giá năng lực trước kỳ thi vào 10. Để giúp các em ôn thi hiệu quả và bứt phá điểm cao trong bài thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn, cô Duyên đã chia sẻ những lưu ý quan trọng dưới đây.

Trọng tâm kiến thức và các dạng bài thường gặp

Ở nửa đầu học kỳ II, học sinh sẽ được học rất nhiều kiến thức và kĩ năng quan trọng, phục vụ trực tiếp cho các kỳ thi ở học kỳ II và thi vào 10. Vì thế, các em cần tập trung ôn tập thật kĩ để vừa ôn thi giữa kỳ II, vừa ôn thi vào 10.

Cụ thể, cô Duyên lưu ý những nội dung trọng tâm ôn thi giữa học kỳ II như sau:

Phần văn bản 

Học sinh cần chú ý đến 4 văn bản trọng tâm: Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh). Đây là những tác phẩm có khả năng xuất hiện trong bài thi khá lớn.

Có thể thấy ở nửa đầu học kỳ II, học sinh được tiếp cận chủ yếu với các văn bản thơ. Đối với những văn bản thơ này, đề thi thường sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua 7 dạng bài trọng tâm sau:

(1) Chép thơ, tên tác giả, văn bản, thể thơ

(2) Hoàn cảnh ra đời

(3) Mạch cảm xúc

(4) Ý nghĩa nhan đề

(5) Giải thích nghĩa của từ

(6) Xác định và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ

(7) Câu hỏi liên hệ

Học sinh tham khảo đề thi giữa học kỳ II môn Ngữ văn 9 của quận Bắc Từ Liêm để hình dung về cách ra đề:

Bài 1 (Đề giữa kì quận Bắc Từ Liêm 2019)

1. Chép chính xác khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu”, cho biết tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

2. Có thể đặt bài thơ là “Thu sang” được không? Vì sao?

3. Trong khổ đầu của bài thơ “Sang thu”, hình ảnh mùa thu thiên nhiên được tác giả cảm nhận bằng rất nhiều giác quan và cảm xúc tinh tế. Hãy viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận về khổ thơ đó. Trong đoạn thơ có sử dụng phép nối và một câu nghi vấn (gạch chân và chú thích từ ngữ dùng làm phép nối và câu nghi vấn đó).

4. Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả) mà nhan đề có kết cấu ngữ pháp giống nhan đề “Sang thu”.

Bài 2 (Đề giữa kì trường THCS Mis 2022)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Xem phần hướng dẫn chữa đề chi tiết trong livestream “Chinh phục kỳ thi giữa HKII – Môn Ngữ văn 9” do cô Hồng Duyên giảng dạy trong video dưới đây:

Phần Tiếng Việt

Kiến thức phần Tiếng Việt sẽ bao phủ từ lớp 6 – 9. Bao gồm các kiến thức về từ loại, câu và biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, học sinh cần đặc biệt lưu ý đến 2 đơn vị kiến thức Tiếng Việt mới được học ở đầu học kỳ II là Khởi ngữ và thành phần biệt lập & Liên kết câu và liên kết đoạn văn bởi sẽ có tỉ lệ xuất hiện trong đề thi giữa học kỳ II rất cao.

2 dạng bài thường gặp ở phần Tiếng Việt sẽ là dạng bài tập xác định (đề cho 1 ngữ liệu, yêu cầu học sinh xác định thành phần theo yêu cầu)  & dạng bài tạo lập (yêu cầu học sinh viết đoạn văn, trong đó có sử dụng yêu cầu Tiếng Việt)

Học sinh có thể tham khảo đề thi dưới đây:

Bài 3 (Đề thi giữa học kỳ II của Quận Cầu Giấy năm 2021)

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn “Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ sung.” 

Bài 4 (Đề thi của trường THCS Thanh Quan – Năm 2020)

“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi vì không bao giờ hư) tạo tác và phá hủy mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng quay theo một hình tròn lúc nhanh lúc chậm với bao nhiêu kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai”.

Chỉ ra một phép liên kết và một thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích trên.

Phần Tập làm văn 

Trong giai đoạn này, đề thi của các trường sẽ tập trung vào 2 dạng bài:

  • Nghị luận văn học: Yêu cầu viết đoạn hoặc viết bài.
  • Nghị luận xã hội: Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng đời sống.

Chú ý những sai lầm thường gặp trong bài thi

Các kỳ thi như thi giữa kỳ, thi vào 10 là kỳ thi mang tính đại trà, thường không đánh đố thí sinh. Người chấm sẽ đề cao sự chỉn chu, cẩn thận của học sinh nhiều hơn. Vì vậy, với môn Ngữ văn, trước khi nghĩ đến việc viết hay, học sinh cần đảm bảo viết đúng, viết đủ. 

Cô Duyên chia sẻ, khi chấm bài có rất nhiều trường hợp học sinh mất điểm ở những câu hỏi nhỏ do làm không đủ ý. Nếu học sinh không biết cách học và không chịu khó rèn luyện kỹ năng làm văn thì dù cho các em có trau chuốt lời văn đến đâu cũng khó có thể đạt được điểm số như mong muốn.

Để chinh phục điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn, trước hết các em cần tránh những lỗi sai thường gặp trong quá trình làm bài:

  • Lỗi sai trong câu hỏi ghi nhớ: ví dụ những lỗi sai cơ bản về kiến thức như trích sai thơ, nhớ sai tên tác giả, hoàn cảnh ra đời chỉ trình bày được thời điểm ra đời mà không phân tích được hoàn cảnh rộng – hoàn cảnh hẹp,…
  • Lỗi sai trong câu hỏi suy luận: do học sinh không đặt tư duy đến tận cùng vấn đề. Vì vậy, với một vấn đề đặt ra trong yêu cầu đề bài, học sinh cần tư duy và nhìn nhận toàn diện các đáp án có khả năng xảy ra
  • Lỗi sai trong câu hỏi xác định
  • Về phần viết đoạn văn: Phân tích sơ sài, chưa chú ý đầy đủ tới khía cạnh nội dung và nghệ thuật; Sai mô hình đoạn văn; Quên không sử dụng và chú thích rõ yêu cầu Tiếng Việt; Dung lượng không đạt yêu cầu

Ngoài ra, cô Duyên cũng dặn dò thêm: “Muốn đạt được kết quả tốt không chỉ trong bài kiểm tra học kì mà cả trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn nói chung thì việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng làm bài là rất quan trọng. Với môn Ngữ văn, các em không cần học những thứ quá cao xa mà hãy tập trung nắm chắc những kiến thức cơ bản nhất, tăng cường luyện đề để cải thiện dần kĩ năng”.

Có thể thấy việc hệ thống và nắm vững kiến thức trọng tâm, luyện đề để cải thiện các kỹ năng còn yếu như kỹ năng phân tích đề và kỹ năng viết sẽ giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa học kỳ II. Không những thế đây còn là hành trang vững chắc để học sinh chuẩn bị cho kỳ thi vào 10 sắp tới để có thể bứt phá điểm số môn Ngữ văn.

Để có một lộ trình học tập hiệu quả, chương trình học bám sát nội dung thi, qua đó tự tin chinh phục các kỳ thi, học sinh lớp 9 có thể tham khảo ngay Chương trình HM10 Luyện đề dành riêng cho học sinh thi vào 10 năm 2022. Khóa học với sự đồng hành của các thầy cô nổi tiếng trong luyện thi vào 10 sẽ giúp học sinh vững kiến thức trọng tâm, nắm chắc phương pháp làm bài, giảm nhẹ áp lực học tập và thi cử trong giai đoạn nước rút.

>>> Tham gia học thử miễn phí chương trình luyện đề – dành riêng cho học sinh lớp 9 thi vào 10 năm 2022 TẠI ĐÂY.

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ 2022

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa, tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Ngân hàng đề thi chuẩn hóa, đầy đủ và duy nhất tại Việt Nam dành cho học sinh ôn thi vào 10 năm 2022 với phòng luyện 10.000+ câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi top đầu cả nước với trên 10 năm kinh nghiệm dạy và luyện thi.