Soạn bài Trong lòng mẹ – Tác giả Nguyên Hồng

0
1908
soan-bai-trong-long-me

Tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng nói về những nỗi đắng cay, tủi hờn của cậu bé Hồng – một đứa trẻ mồ côi cha mà lại phải sống xa mẹ, diễn tả lại cảm xúc, tình yêu thương cua minh dành cho mẹ đồng thời lên án những hủ tục phong kiến đã đày đọa người phụ nữ trong xã hội xưa tới chân tường. Hôm nay, HOCMAI sẽ cùng các bạn soạn tác phẩm này trước khi lên lớp, chúc các bạn chuẩn bị bài thật tốt!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Soạn bài Tình thống nhất của chủ thể văn bản

I. Soạn bài Trong lòng mẹ: Thông tin chung

1. Tác giả

  •  Được gọi với cái tên: “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”
  • Tác giả Nguyên Hồng (1918 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định.
  • Tuổi thơ của ông đã trải qua nhiều đắng cay, bất hạnh: không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn về tinh thần, tình cảm gia đinh.
  • Giai đoạn trước cách mạng: ông sống tại Hải Phòng, sống trong một xóm lao động nghèo.
  • Giai đoạn sau cách mạng: ông vẫn tiếp tục bền bỉ trên con đường sáng tác. Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại như: tiểu thuyết, thơ, kí… và hơn cả là tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
  • Các tác phẩm tiêu biểu: Bí vỏ, Trời xanh, Những ngày thơ ấu, Núi rừng Yên Thế….

 

2 .Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được rút từ chương IV của cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu”.

– “Những ngày thơ ấu” kể lại tuổi thơ đầy cay đắng của chính nhà văn Nguyên Hồng. Bao gồm có 9 chương, được đăng báo lần đầu năm 1938, sau đã được in thành sách năm 1940.

b. Thể loại

_ Theo thê hồi ký: thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Đa số la kể về chính cuộc đời của nhà văn.

c. Bố cục trong lòng mẹ

Gồm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu … người ta hỏi đến chứ: kê về cuộc đối thoại giữa cậu bé Hồng và bà cô.

– Phần 2: Phần còn lại: nói về cuộc gặp gỡ của 2 mẹ con của bé Hồng.

 

II. Tóm tắt tác phẩm trong lòng mẹ

Kể từ ngày bố mất, mẹ Hông phải đi ra tận Thanh Hóa để làm ăn, Hồng phải sống cùng bà cô cay nghiệt, nham hiểm, độc ác. Một ngày nọ, bà đã gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ không.Tuy còn nhỏ nhưn Hồng đã hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi, những suy nghĩ tiêu cực để rồi từ đó “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng đã nhanh chóng từ chối. Thế nhưng, bà cô của Hồng vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa  ( nghèo khổ đi bán hàng,rách rưới, nhìn  thấy người quen ko dám chào) và đã có em bé. Lúc này, Hồng chỉ biết im lặng và bật khóc, tất cả những điều đó khiến cậu càng  cảm thấy xót xa đồng thời căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải rời xa mình.Một ngày nọ,khi đang trên đường đi học về, cậu bé Hồng đã thoáng trông thấy một người ngồi trên xe kéo nhìn rất giống mẹ. Ngay lập tức, cậu bé liền đuổi theo và gọi to tên mẹ mình. Chỉ độ vài giây sau, Hồng đã nhanh chóng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình, hôm nay chính là ngày giỗ đầu của bố cậu , mẹ Hồng đã trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận từng hơi thở quen thuộc của người mẹ.

 

III. Soạn bài Trong lòng mẹ: Hướng dẫn giải bài tập

Câu 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 20

Đề bài: Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng

Hướng dẫn giải:

Hình tượng bà cô cay nghiệt:

  1. Là nhân vật gây ấn tượng mạnh với người đọc bởi dã tâm độc ác, lời nói cay nghiệt, đồng thời bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
  2. Đã tàn nhẫn xoáy sâu vào niềm thiếu thốn tình mẫu tử của Hồng bằng câu hỏi đầy dã tâm :’’ Mày muốn…. mẹ mày không?’’
  3. Luôn mang ý nghĩ cay độc trong giọng nói và cả trong nét mặt
  4. Đã cố tình gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình cảm giữa 2 mẹ con bé   Hồng.
  5. Tất cả mọi hành động, giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô rất sáo rỗng và giả tạo.
  6. Khi thấy  cháu mình đã  khóc bà cô vẫn luôn cố tình khơi vào nỗi đau của người cháu

=> Bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất nham hiểm, thâm độc, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, , ý nghĩ xấu xa đã quyết tâm chia rẽ tình cảm giữa 2 mẹ con bé Hồng đáng thương.

Câu 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 20

Đề bài: Hãy cho biết tình thương yêu mà bé Hồng đối với người mẹ của mình được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải

a) Tâm trạng của cậu bé Hồng khi nói chuyện với bà cô:

_ Cậu bé Hồng hiểu được từng ý nghĩ chua cay, thâm độc qua từng câu chữ trong lời nói và ngay cả trên nét mặt ‘’khi cười rất kịch’’ của bà ta. Và hơn cả, Hồng chỉ biết ‘’lặng lẽ cúi đầu không đáp’’.

_ Nghe những lời cay độc từ chính bà cô của mình, dù còn là một ‘’cậu bé’’ nhưng trong lòng cậu đã luôn dâng trào sục sôi niềm thương mẹ đồng thời cũng căm phẫn những hủ tục đã đày đọa mẹ mình tới tột cùng. Đặt mình vào một góc nhìn khác, phụ nữ giống như những bông hoa trong cả rừng hoa bạt ngàn hương sắc vậy, họ mỏng manh nhưng lại vô cùng kiên cường, có bông hoa đẹp về màu sắc, lại có bông cứ hét minh mang hương thơm cho đời, thế nhưng tất cả đều mang một nhiệm vụ – nuôi dưỡng sức sống cho cuộc đời. Ta chợt nhận ra một điều rất đỗi thân quen, qua các thời kì, những người phụ nữ Việt Nam sáng ngời mẫu tính, đảm đang, hiền dịu… và họ luôn mang trong minh một thứ tình cảm giản đơn mà chân thành nhất nơi đáy tim. Tiếc thay, thơ ca từ thuở xa xưa, người phụ nữ luôn gánh trên mình một số phận long đong, bất hạnh, hẩm hiu và sự tủi nhục. Họ mang trong mình một nỗi đau vô hình mà có thể xuyên tất thảy mọi thứ, để rồi gặp nhau ở một điểm chung:

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

                                                                                                         ( Nguyễn Du )

Có lẽ cũng chính vì nhận thức được những uất ức, tủi hờn mà mẹ bé Hồng phải gánh chịu nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung, cậu bé đã từ chỗ đè nén, chỉ biết ‘’im lặng cúi đầu’’ cũng đã không thể nhẫn nhục thêm một giây, một phút nào nữa, chú đã oa lên khóc , cuối cùng chính vì vừa yêu thương đồng thời cũng căm phẫn đã khiến bé Hồng phải ‘’cười dài trong tiếng khóc’’.

 _ Đỉnh điểm của sự uất ức được thể hiện qua các chi tiết đầy ấn tượng bằng việc sử dụng các động từ mạnh, sử dụng rất nhiều hình ảnh…: ‘’ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá như cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ ngay lấy mà cắn mà  nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi’’.

_ Ngay khi vừa thấy bóng người gióng mẹ trên xe kéo bé Hồng đã ngay lập tức chạy với theo chiếc xe kèm theo nhiều cử chỉ như bối rối, lập cập ‘’thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi’’.

b) Ngay khi vừa được ngồi lên xe cùng mẹ, chú bé đã ‘’ngon lành’’ òa lên khóc rồi cứ thế mà nức nở. Đều là nước mắt, nhưng đây là những giọt nước mắt khác xa so với khi trả lời bà cô, đây là Tâm trạng của cậu bé Hồng khi được gặp lại người mẹ của mình:

“những giọt nước mắt hờn giận, mãn nguyện bởi đã được kề bên mẹ mình.”

_ Và cứ thế cảm giác ‘’ấm áp’’ mơn man khắp da thịt của chú, tới nỗi chú còn cảm nhận được mùi quần áo của mẹ và cả ‘’những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn phát ra….thơm tho lạ thường’’. Niềm vui của Hồng dường như được lan tỏa ra và tràn ngập trong cả tâm hồn và không gian, chính trong khoảnh khắc ấy, chú bé không còn nghĩ và nhớ bất cứ điều gì nữa, Phải chăng, đó là giây phút hạnh phúc nhất trên cuộc đời của bé Hồng.

 

Câu 3 SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 20

Đề bài: Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, các em học sinh hãy chứng minh rằng văn của tác giả Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.

Hướng dẫn giải:

Trước hết ta cần hiểu về khái niệm trữ tình. Trữ tình được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Trữ tình là một trong ba phương thức miêu tả trong văn học

+ Trữ tình là một loại văn học bên cạnh các loại tự sự, kịch…

– Ở nghĩa đầu tiên dùng để chỉ phương thức miêu tả trong văn học, là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Trong từ điển Hán-Việt ‘’trữ tình’’ có ý nghĩa: ‘’trữ’’ – bộc lộ, ‘’tình’’ – tình cảm, cảm xúc.

– Ở nghĩa sau dùng để chỉ 1 loại tác phẩm văn học mà ở tác phẩm này dùng chủ yếu phương thức trữ tình để miêu tả. Ví dụ: Núi đôi (Nam Cao)  , Tùy bút sông Đà ( Nguyễn Tuân )…

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” ( Nam Cao )

Nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng luôn tối ký sự cũ kĩ, sáo mòn. Bởi chính sự lặp lại, sáo mòn sẽ giết chết nghệ thuật.

– Chất trữ tình thể hiện trong văn Nguyên Hồng:

– Tình huống truyện, nội dung đặc sắc:

  1. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng và sự cay nghiệt của bà cô.
  2. Người mẹ đã phải âm thầm chôn tuổi thanh xuân, chịu nhiều tủi nhục, thành kiến của xã hội cũ
  3. Sự yêu thương, quý trọng mẹ không hề lay chuyển, thay đổi trước lời nói, sự tàn độc của bà cô

– Dòng cảm xúc đang hừng hực dâng trào của Hồng:

  1. Nỗi xót xa, tủi nhục, uất nghẹn, căm phẫn
  2. Trước sau 1 lòng bảo vệ tình mẫu tử cao quý  
  3. Đã hiểu thấu, cảm thông và hết lòng yêu thương mẹ của mình.

– Chi tiết so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu tính sáng tạo, biểu đạt.

– Lời văn mang cảm xúc dạt dào, chân thật, diễn đạt mạch lạc.

 

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 20

Đề bài:  Qua đoạn trích, em hiểu thế nào là hồi ký?

Hướng dẫn giải:

Các sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật theo ngôi thứ nhất. Đa số là kể về chính cuộc đời của tác giả được gọi là hồi ký.

 

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 trang 20

Đề bài: Có nhà nghiên cứu nhận định nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.

Hướng dẫn giải:

  • Nguyên Hồng được mệnh danh là nhà văn của người phụ nữ và nhi đồng vì:

Đại đa số các tác phẩm của ông đều thể hiện cái nhìn cảm thông đối với người phụ nữ, cũng như tình yêu thương sâu sắc đối với những em nhỏ.

Ông am hiểu sâu và rộng về phụ nữ và trẻ em bởi ông cũng từng có thời gian dài cạnh bên mẹ.

  • Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”: phụ nữ (bà cô và mẹ); nhi đồng (cậu bé Hồng) là các hình ảnh được xuất hiện trong tác phẩm.

+ Bà cô là một người độc ác cay nghiệt , nham hiểm, đã đại diện cho những hủ tục của xã hội cũ.

+ Người mẹ hiện lên là  hình ảnh một người phụ nữ tần tảo,chịu thương, chịu khó,  vất vả và giàu đức hy sinh, tình yêu thương.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã từng nhận định: “Tôi hay nghĩ về sức mạnh của những giọt nước mắt. Chúng trong trẻo, giản dị nhưng lại gây rung cảm sâu sắc. Những tối, trên bản tin truyền hình, tôi nhìn thấy một em bé, hay một phụ nữ ở xứ sở xa xôi nào đó đang khóc, vì chiến tranh, vì bạo lực, hay vì thiên tai… và những giọt nước mắt lay động bất cứ ai nhìn thấy chúng, bất chấp biên giới, màu  da, thể chế chính trị, ngôn ngữ hay những cách biệt văn hóa khác nhau. Tôi nghĩ , nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang theo đuôi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt, hay gần giống như thế, bởi văn học vẫn còn rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm của những giọt nước mắt. Khi ấy, trong lòng các bạn, tôi không còn là cô gái Việt Nam viết về Việt Nam, mà là một nhà văn viết về thân phận con người, như các bạn”. Thật vậy, chính những rung cảm nhẹ nhàng với đời đã đưa văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung không còn xa rời với cuộc sống, kéo gần khoảng cách giữa văn học và cuộc đời, khiến “nghệ thuật vị nhân sinh” chứ không phải là “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nguyên Hồng cũng không nằm ngoài quan niệm ấy, ông miêu tả những điều giản dị đời thường qua lăng kính bình dị mà vẫn đầy chất trữ tình. Chính những điều giản đơn ấy lại kết thành một tác phẩm vĩ đại bởi; “Không phải cuộc đời nào cũng truyền cảm hứng tạo nên một tác phẩm vĩ đại, nhưng chắc chắn rằng một tác phẩm vĩ đại đều được truyền cảm hứng từ cuộc đời’’.

Trên đây là soạn bài Trong lòng mẹ chi tiết dành cho các em học sinh tham khảo, phục vụ cho việc học, ôn thi hay giải các bài tập trong quá trình Soạn văn 8. Hy vọng bài viết trên sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh.