Với phần nghị luận văn học, bao giờ mở bài cũng có vai trò hết sức quan trọng bởi nó mang ý nghĩa then chốt để gây ấn tượng với người đọc và người chấm. Chính vì vậy hocmai đem đến cho các bạn một số mở bài để các bạn có thể tham khảo. Sau đây là các mở bài Trong lòng mẹ.
Tham khảo thêm:
Mở bài Trong lòng mẹ trực tiếp
Mở bài trực tiếp Trong lòng mẹ số 1
Cảm xúc của tôi vẫn vẹn nguyên như lần đầu biết đến tác phẩm ‘’Trong lòng mẹ’’ của nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn về phụ nữ và trẻ em. Mỗi nhà văn luôn mang trong mình một nét rất riêng, Nguyên Hồng cũng không ngoại lệ, văn phong của ông sâu sắc, da diết tới lạ kì. Chắc hẳn vì ông viết bằng lòng chân thành sâu đắm nhất nên tác phẩm vẫn như vẹn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay. Đặc biệt, đoạn ‘’ Trong lòng mẹ’’ trích trong ‘’Những ngày thơ ấu’’ có lẽ là đoạn lôi cuốn bất cứ người đọc nào hơn cả, nó lay động và gây ám ảnh trong lòng người đọc về tình mẫu tử thiêng liêng giữa tất thảy mọi điều trong cuộc sống. Mang trong mình một ngòi bút rất ‘’tình’’ Nguyên Hồng đã thành công dẫn dắt người đọc hòa làm một vào thế giới riêng của mình và cảm nhận nó bằng cả trái tim.
Mở bài trực tiếp Trong lòng mẹ số 2
Trên bầu trời văn học Việt Nam, Nguyên Hồng nổi lên như một ngôi sao sáng. Ông là một trong những nhà văn cực kỳ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ mang đầy giá trị tới ngày nay. Ông được người đời mệnh danh là ‘’nhà văn của những người cùng khổ’’, bởi ông luôn đồng cảm sâu sắc với con người, ông đứng lên bênh vực và bảo vệ cho những đức tính tốt đẹp của họ. Tiêu biểu cho phong cách ấy là tập hồi kí ‘’Những ngày thơ ấu’’ , tác phẩm ‘’Trong lòng mẹ’’ thuộc chương IV của tập hồi kí, đã thể hiện một tình cảm sâu sắc, chân thành mà bé hồng dành cho mẹ’.
Mở bài trực tiếp Trong lòng mẹ số 3
Dòng chảy của thời gian cứ trôi đi, bụi thời gian đã phủ mờ lên tất cả, nhưng tác phẩm ‘’Trong lòng mẹ” thuộc chương IV tập hồi kí “Những ngày thơ ấu’’ vẫn còn vẹn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Bằng giọng văn giản dị, ngôn ngữ đời thường mà vẫn mang đậm chất trữ tình, Nguyên Hồng đã cho ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng giữa hai mẹ con bé Hồng đồng thời lên án những hủ tục của xã hội cũ.
Mở bài trực tiếp Trong lòng mẹ số 4
Nếu ví tác phẩm “Trong lòng mẹ” nằm trong tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” là một bản nhạc ballad nhẹ nhàng, thì chắc hẳn Nguyên Hồng là một nhạc sĩ tài ba bởi ông đã từng chút, từng chút nhẹ nhàng gieo vào lòng độc giả hững tình cảm chân thành mà rất đỗi thiêng liêng của bé Hồng dành cho mẹ của minh. Đoạn trích cho ta hiểu được những nỗi đau về tinh thần mà bé Hồng (chính tác giả) phải gánh chịu đồng thời khát khao về tình mẫu tử cao đẹp.
Mở bài Trong lòng mẹ gián tiếp
Mở bài gián tiếp Trong lòng mẹ số 1
‘’ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời’’
(Chào xuân 67 – Tố Hữu)
Mỗi người mẹ đều luôn muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp hơn bất kì ai, là một người con miền quê , trước tiên Nguyên Hồng thấu cảm được những vất vả mà mẹ phải chịu đựng, từ đó ông thêm trân quý người đã có công nuôi dưỡng mình hơn hết và đồng thời cũng lên án những hủ tục bất công đối với người phụ nữ nói chung trong xã hội xưa. Ta sẽ hiểu rõ được những cảm xúc ấy qua đoạn trích ‘’Trong lòng mẹ’’ được rút từ tập hồi kí ‘’Những ngày thơ ấu’’ iết năm 1938, xuất bản năm 1940. Đó cũng chính là câu chuyện về cậu bé Hồng – chính nhà văn thời thơ ấu.
Mở bài gián tiếp Trong lòng mẹ số 2
Cõi đời là hữu hạn, nhưng nghệ thuật thì lại bất tử với thời gian. Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven cũng đã từng để lại cho đời bản Sonat ánh nắng – bản giao hưởng định mệnh. Hay rất nhiều nhà thơ, nhà văn để lại cho đời rất nhiều kiệt tác: Số đỏ – Vũ Trọng Phụng, tùy bút Sông Đà – Nguyễn Tuân, Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài….. Dòng sông năm tháng vẫn mãi chảy trôi cuốn hết tất cả, làm phai mờ đi vẻ đẹp của tạo hóa. Dòng sông nghiệt ngã ấy vẫn đọng lại mãi trong lòng người đọc một áng văn khiến ta chẳng thể thoát khỏi sự nguôi ngoai, day dứt. ‘’Trong lòng mẹ’’ là một áng văn như thế, ‘’nhà văn của những người cùng khổ’’ cứ khiến ta day dứt mãi, đọng lại mãi trong tình mẫu tử thiêng liêng của hai mẹ con nhà cậu bé Hồng.
Mở bài gián tiếp Trong lòng mẹ số 3
Văn học phản ánh đời sống. Sự phản ánh đời sống trong văn học không chỉ là sự tái hiện một cách sinh động bức tranh của hiện thực mà còn là sự bày tỏ quan niệm của nhà văn trước những hiện tượng và trạng thái đời sống. Tôi chợt nhớ về một câu nói: ‘’Tác phẩm văn học không kết thúc ở trang cuối cùng , không bao giờ hết khả năng kể chuyện’’ ( Aitmatov ) . Nội dung của một tác phẩm chân chính luôn hàm chứa trong nó phần khách quan của sự thật đời sống được tái hiện lẫn phần chủ quan của thế giới tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Hai phương diện ấy phải luôn được hòa quyện, thẩm thấu vào trong từng câu chữ, từng hình tương. Nguyễn Du đã từng nói:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung …”
Tác giả không chỉ nói lên sự thật về bi kịch của người phụ nữ thời phong kiến mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, nỗi đau và cả sự trăn trở trong từng cõi đời. Nguyên Hồng cũng vậy, ông đồng cảm, càng thương mẹ mình bao nhiêu, ông lại càng căm phẫn những hủ tục của xã hội xưa đã đày đọa mẹ ông tới mức đường cùng cả về thể xác lẫn tinh thần.
Mở bài gián tiếp Trong lòng mẹ số 4:
‘’Một tác phẩm giả tú, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phai là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tư bác ái, sự công binh…. Nó làm cho người gần người hơn’’ (Nam Cao). Là một nhà văn mang danh’’ nhà văn của những người cùng khổ ‘’, Nguyên Hồng đã hướng đầu bút đầy tính nhân văn để bày tỏ chính nỗi lòng cua minh, một đứa trẻ mô côi cha từ nhỏ, mẹ đi làm ăn xa và phải sống với bà cô cay nghiệt, độc ác để an ủi lấy chính tâm hồn mình, để giải tỏa, phần rộng hơn là để bày tỏ tình cảm với người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó, đồng thời lên án những hủ tục đã đày đọa mẹ tới bước đường cùng,.
Mở bài gián tiếp Trong lòng mẹ số 5:
‘’Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc tả tơi như câu hỏi đó. ‘’ (Biêlinxki) . Quả thật như vậy, đúng là văn học nghệ thuật ra đời để miêu tả, phản ánh hiện thực một cuộc sống con người, thế nhưng, đó không phải là mục đích duy nhất của văn học. Nếu văn học chỉ miêu tả đơn thuần thôi thì đâu có khác gì một bản phô tô y hệt bản gốc, nó mang tính máy móc, cô hồn về cuộc sống. Như vậy, ta đặt ra câu hỏi rằng; Vật liệu ấy có thể cung cấp cho người đọc nhiều hiểu biết chính xác, phong phú và khách quan hơn các công trình nghiên cứu khoa học chăng? Đọc tác phẩm ‘’Trong lòng mẹ’’ của nhà văn Nguyên Hồng, ta mới thấy giá trị của câu nói trên. Nói như cách nói của Hoài Thanh, ai cũng có một ‘’tạng văn’’ riêng, Nguyên Hồng cũng vậy, ông mang đến cho độc giả bao cảm xúc, bao niềm xót thương bằng câu chuyện của chính minh.