Mở bài tôi đi học

0
1551
mo-bai-toi-di-hoc

Thanh Tịnh được mọi người biết đến là cây bút viết truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế mà lại rất đỗi sâu sắc. Ta thấy được ở những câu văn của ông luôn đậm chất trữ tình, dạt dào một thứ tình cảm trong sáng, đằm thắm, ghi dấu trong lòng người đọc những cảm xúc khó phai. Thế nên khi nhắc đến Thanh Tịnh người ta sẽ nhớ ngay đến áng văn “Tôi đi học”. Ngay bây giờ, hãy cùng tham khảo một số cách mở bài Tôi đi học hay nhất mà HOCMAI sưu tập và tổng hợp!

 

Tham khảo ngay:

Soạn bài tôi đi học

 

Mẫu bài Tôi đi học trực tiếp

Mở bài trực tiếp Tôi đi học mẫu số 1:

Tác phẩm “Tôi đi học” là truyện ngắn mang đậm chất trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Điều đặc biệt nhất có lẽ là truyện ngắn không đi vào những biến cố, những xung đột xã hội gay gắt mà lại đào sâu tìm tòi vào những cung bậc cảm xúc khác nhau của nhân vật tôi vào buổi đầu tiên đến trường. Chính vì thế mà câu chuyện mặc dù rất nhẹ nhàng nhưng vẫn vô cùng sâu lắng, đã in những dấu ấn đậm đà trong lòng người đọc.

Mở bài trực tiếp Tôi đi học mẫu số 2:

“Tôi đi học” là áng văn tuyệt diệu của nhà văn sở hữu cho mình một ngòi bút sắc sảo Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ”,xuất bản năm 1941. Áng văn tuyệt diệu ấy thể hiện  đầy đủ phong cách sáng tác độc đáo của nhà văn: đậm đà chất trữ tình mà vẫn đằm thắm, trong trẻo , dịu êm và tràn đầy chất thơ. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy một tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, e dè của chính nhân vật “tôi”, đó là một chú bé núp sau bóng mẹ đến trường lần đầu tiên trong ngày tựu trường.

Mở bài trực tiếp Tôi đi học mẫu số 3:

Tác giả Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh, ông sinh ngày 11/12/1911 và mất ngày 17/7/1988, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương thơ mộng, ông có khoảng thời gian học Tiểu học và Trung học ở Huế.Là một người vốn có năng khiếu về văn chương nên đến năm 1933, ông đã bắt đầu sáng tác. Và hẳn là tác phẩm ghi đậm dấu ấn nhất trong lòng mỗi độc giả chính là “Tôi đi học”.

Mở bài trực tiếp Tôi đi học mẫu số 4:

Trong dòng chảy trên diễn đàn văn chương Việt Nam, Thanh Tịnh hẳn là một cái tên được nhiều độc giả biết tới. Có lẽ vi là một người con được sinh ra bên cạnh dòng Hương giang thơ mộng, nên ông luôn có những rung cảm thật nhỏ, thật khẽ với đời. Nổi bật nhất trong những rung cảm, cảm xúc ấy phải kể đến tác phẩm “Tôi đi học” – một áng văn kể về buổi tựu trường đầu tiên đây cung bậc cảm xúc của tác giả.

 

Mẫu mở bài tôi đi học gián tiếp

Mở bài gián tiếp Tôi đi học mẫu số 1:

Trong cuộc đời học sinh của mỗi người, có lẽ bất cứ ai cũng đã từng một lần được cha hoặc mẹ dắt tay đi đến trường với tâm trạng sợ sệt, lo âu. Và ký ức , kỉ niệm ấy tồn tại mãi mãi cho đến hôm nay. Để rồi mỗi năm, khi sắc trời mang một màu xanh trong vắt, trên các con phố đã thoảng mùi hoa sữa theo chiều gió cũng là lúc mùa tựu trường đã đến, những ký ức đẹp tươi ấy lại được dịp sống lại trong tâm trí của mỗi người. Thế nhưng để có những trang sách ghi lại những hồi ức đẹp đẽ khi ấy, làm xúc động lòng người thì có lẽ chỉ có Thanh Tịnh với truyện ngắn Tôi đi học mới làm được điều ấy.

Mở bài gián tiếp Tôi đi học mẫu số 2:

Tôi chợt tìm về với những câu thơ xưa của bác Nguyễn Nhật Ánh, để chiêm nghiệm, để dừng chân một chút:

“Mùa hè nào là gặp gỡ

Mùa hè nào là chia ly…”

Tôi đã nghe thoảng một chút hương hoa sữa pha vào cái tiết trời thu se lạnh, dễ khiến con người ta cảm thấy khoan khoái là lạ. “Lập thu rồi!” Tôi chợt nghĩ , vừa mới ngày nào còn hạ chí, ấy vậy mà… Có lẽ cảm giác sắp được gặp lại bạn bè sau vài tháng hè xa cách khiến tôi cứ nôn nao, bồn chồn. Cảm giác này thật thân quen, đúng, chính nó, chính là cảm giác của buổi tựu trường đầu tiên con vẹn nguyên trong một ngăn tim chật hẹp mà giờ đây tôi mới có dịp lôi nó ra để ngắm nghía, phủi đi những vết bụi mà thời gian tặng lại, để hồi tưởng về ngày tuyệt vời ấy, và chính “Tôi đi học” đã đánh thức, đưa tôi quay trở về khoảnh khắc ấy.

Mở bài gián tiếp Tôi đi học mẫu số 3:

Và có lẽ, khi “Để lòng theo chút nắng bên ngoài…. Giật mình ôi chiếc lá thu phai..”, tôi mới thấm thía khúc nhạc Trịnh xưa cũ, về sự tàn phai của một kiếp người, về một vòng xoay của bốn mùa trong cuộc sống. Nhanh thật, một mùa thu lại về, vẫn là quang cảnh, không khí, cảnh sắc làm nên giai thoại về bản tình ca mang tên “vòng xoay của bốn mùa” ấy, làm tôi trân trọng hơn hiện tại và nhung nhớ về khoảng thời gian xưa cũ, về cái ngày mà tôi lẽo đẽo theo sau mẹ trên con đường rợp bóng tre đi tới trường. Điều gây cho tôi những rung cảm hơn khúc nhạc Trịnh xưa chính tác phẩm “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh. Thì ra “cảm” một tác phẩm là như thế, ngày trước tôi quan niệm: văn học chẳng có sự liên kết nào với cuộc đời, giờ đây đây tôi nhận ra văn chính là đời sống, nói một cách khác, trên một phương diện rộng hơn “Văn học chính là nhân học” (Mr: Gorki). “Cảm” một tác phẩm chính là khi ta với tác phẩm ấy quyện làm một, khi ta nhìn thấy chính mình ở trong đó, và “Tôi đi học” đã giúp tôi làm được điều ấy. Dường như có một sợi dây tàng hình nào đó đã cột chặt tôi với chính nhân vật “tôi” trong tác phẩm, chúng tôi giống nhau về cảm giác và cả những thứ xung quanh vào buổi học đầu tiên.

Và chúng tôi đã chia sẻ với các em học sinh một số mẫu mở bài Tôi đi học hay và hấp dẫn, các bạn hãy tham khảo, biên soạn lại để có cho mình một mở bài khác lạ và đặc biệt. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh cảm thấy dễ dàng hơn khi soạn văn lớp 8 cũng như ôn tập kiến thức một cách tốt nhất!