Kết bài Trong lòng mẹ hay nhất

0
924
ket-bai-trong-long-me

Để tổng kết lại các ý và yêu cầu trong một bài văn, bao giờ chúng ta cũng phải đảm bảo đầy đủ bố cục trình bày mở – thân – kết để không mất điểm trình bày. Sau đây, hocmai chia sẻ với các bạn một số gợi ý kết bài Trong lòng mẹ mà HOCMAI sưu tầm được, các em học sinh có thể tham khảo áp dụng với các câu hỏi, dạng bài trong quá trình Soạn văn 8:

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Trong lòng mẹ

Kết bài tôi đi học

Kết bài Trong lòng mẹ số 1:

Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen tối dồn đến bước đường cùng. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đày đọa đến ê chề, hoàn toàn mất hết niềm tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại trên đời để bênh vực cho những người không có ai để bênh vực” ( Nguyễn Minh Châu ) . Khác với những nhà văn khác ở điểm, trong tác phẩm này, Nguyên Hồng đã tự làm công việc ấy, công việc của những “kẻ nâng giấc”, nâng giấc cho chính mình trong quá khứ, giải thoát cho những đắng cay, tủi hờn còn ghì chặt lấy thân thể của chính ông. Câu chuyện ấy thật đẹp, trên bất kì một phương diện, một góc cạnh nào đi chăng nữa bởi: ‘’ Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra ‘’ ( An – đéc – xen ). ‘’Trong lòng mẹ’’ để lại cho chúng ta quá nhiều cảm xúc, từ khi bắt đầu tới khi nhìn từ khía cạnh chính nhân vật, ngậm ngùi, xót xa, đồng cảm với số phận hẩm hiu của cậu bé Hồng. Cuối cùng khi khép lại những dòng cuối cùng, ta cứ day dứt về những kiếp đời nhiễu nhương, và rồi ta nhìn lại chính mình từ đó thay đổi một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Kết bài Trong lòng mẹ số 2

Thật xúc động biết bao nhiêu trước những khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, thế rồi đền đáp lại là cảm giác của cậu khi ở trong lòng mẹ – đó là cảm giác được chở che, bảo bọc, an ủi và cả sự yêu thương. Hình ảnh người mẹ qua từng trang viết được khắc họa thật gần gũi, đồng thời cũng là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những tháng ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như tác giả thời ấu thơ: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không thể kìm nén nổi những giọt nước mặt, khi những uất ức nén chặt trong lòng đã đạt đến giới hạn của nó, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật tuyệt vời khi mỗi bạn đọc đọc được những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Cuối cùng thì mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thỏa lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ, đơn sơ của mình.

Kết bài trong lòng mẹ số 3

Với lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, cùng cách diễn tả tâm lý, miêu tả nội tâm cực kỳ sâu sắc và hơn hết bằng tình yêu thương vô bờ bến Nguyên Hồng đã khiến người đọc “ôm tim mình” mà khóc, khiến trái tim của mình dường như vỡ vụn thành trăm mảnh. “Trong lòng mẹ” luôn để lại trong lòng người những rung cảm về những cảm xúc ‘’ thật ‘’ nhất tới từ sâu đáy lòng.

 

Kết bài Trong lòng mẹ số 4

Là một đứa trẻ với tuổi thơ đầy bất hạnh khổ đau, tác giả đã gửi gắm những nỗi hờn tủi  ấy vào trong trang viết. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà đoạn trích hiện lên chân thực vô cùng, lấy đi bao giọt nước mặn chát của độc giả. Hơn cả , để làm được điều ấy, còn phụ thuộc phần lớn vào tài năng của từng nhà văn. Nó đòi hỏi nhà văn phải phân tích được tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, nhân vật hiện lên sống động như chính con người thực. Chính những điều ấy làm cho tác phẩm sống mãi , trường tồn cho đến ngày hôm nay. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” nói riêng và “Những ngày thơ ấu” nói chung, vẫn mãi còn vang lên với đời những khúc giao hưởng nhẹ nhàng mà sâu thẳm về tình yêu thương, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt như giữa trùng trùng điệp điệp những thách thức của cuộc sống.

 

Kết bài Trong lòng mẹ số 5

Chỉ với một phần đoạn trích vô cùng ngắn ngủi nhưng cũng đã đủ để người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử của hai mẹ con cậu bé Hồng thiêng liêng, sâu sắc xiết bao. Không chỉ dừng lại ở đó ,tác phẩm còn cho ta thấy được niềm cảm thông, đồng thời lên án mạnh mẽ những hủ tục phong kiến đã đẩy người phụ nữ xưa vào con đường bất hạnh, cùng cực, khiến họ phải chịu đựng cả về thể xác lẫn khí thế, tinh thần.

 

Kết bài Trong lòng mẹ số 6

Ralph Waldo Emerson từng quan niệm: “Hạnh phúc cũng giống như nước hoa vậy, bạn không thể vẩy nó lên người khác mà không làm vương lại vài giọt trên người mình” ( Theo: Hạt giống tâm hồn, tập 1) , sau khi lướt tới từng con chữ cuối cùng trong tác phẩm Trong lòng mẹ mỗi chúng ta chắc hẳn đều muốn gửi đi một chút hương nước hoa, gửi một chút hạnh phúc tới cậu bé Hồng sau khi đã đồng cảm, xót thương với số phận nhỏ bé ấy. Để rồi ai trong chúng ta cũng mong muốn chính mình được yêu thương, trao đi niềm yêu thương, mong muốn có được một tình yêu trọn vẹn. Hãy trao đi tình yêu thương để có được tình yêu cho chính mình bởi “Trao đi tình yêu là cách duy nhất để chúng ta giữ lại chúng”. 

 

Kết bài Trong lòng mẹ số 7

Là một đứa trẻ với tuổi thơ đầy rẫy những nỗi bất hạnh khổ đau,ông đã gửi gắm nỗi đau ấy vào trong từng trang viết. Chính bởi vậy mà đoạn trích hiện lên một cách chân thực, nguyên sơ, đã lấy đi bao giọt nước mặn chát của độc giả. Để làm được điều ấy, còn phụ thuộc vào chính tài năng của Nguyên Hồng Ông đã thành công phân tích được trọn vẹn tâm lí nhân vật. Có lẽ chính điều ấy làm cho tác phẩm Trong lòng mẹ nói riêng và Những ngày thơ ấu nói chung còn sống mãi đến hôm nay.

 

Kết bài Trong lòng mẹ số 8

Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật, có những nỗi đau xảy ra để tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra’’ (câu nói của sư thầy trong bộ phim Bố già) . Thật vậy, chính vì nỗi đau trong quá khứ mà Nguyên Hông phải gánh chịu lại là tiền đề cho sự thành công của một nhà văn lỗi lạc gây vang bóng một thời. Chính vì quá khứ và tuổi thơ không mấy tươi đẹp ấy, ông mới có những góc nhìn đầy chiều sâu để nhìn nhận một vấn đề, để thấu hiểu hơn những vấn đề mang tính thời sự. Thế nhưng, “khi con người ta bị đau chân thì còn nghĩ được đến điều gì khác ngoài một cái chân đang bị đau” (Nam Cao), vết thương ngày cũ vẫn cứ âm ỉ rỉ máu qua tháng năm, thi thoảng nó lại khẽ nhói lên một cái để nhắc nhở rằng nó vẫn còn tồn tại, nó chưa hề lành lại hoàn toàn hay biến tan từ lâu. Và, Nguyên Hông chọn cách viết để giải tỏa, để khẽ đưa những cục máu bầm đen ngòm ra khỏi cơ thể mình, rồi tiến hành một cuộc “phẫu thuật” bằng những khí cụ đơn sơ như thời tiền sử với hi vọng nó không nhiễm trùng. Chẳng biết ngày mai ra sao, chí ít trong phút giây đó, ông đã cảm thấy dễ chịu hơn đôi chút, có lẽ vậy!

Trên đây là các mẫu kết bài tác phẩm Trong lòng mẹ hay nhất được HOCMAI tổng hợp được. Các em học sinh có thểm tham khảo các mẫu kết bài đó để áp dụng trong quá trình học cũng như khi làm các bài phân tích tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 8.