Kết bài tôi đi học hay nhất – HOCMAI

0
1001
ket-bai-toi-di-hoc

Tác phẩm Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh kể về những kí ức đã qua còn đọng lại mãi trong Tâm trí của tác giả. Đó là những kí ức về buổi tựu trường đầu tiên của thời cắp sách tới trường. Sau đây là một số mẫu kết bài “Tôi đi học” mà HOCMAI sưu tầm và tổng hợp lại để các em học sinh tham khảo để có cho mình một kết bài làm lay động cả những giám khảo khó tính nhất nhé!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Tôi đi học

Mở bài Tôi đi học

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 1:

Tác phẩm ‘’Tôi đi học’’ là một áng văn mang đầy chất thơ, chất thơ của hồi ức đẹp đẽ thời ấu thơ về buổi tựu trường đầu tiên. Chất thơ mang giọng văn nhẹ nhàng mà rất đỗi truyền cảm tới người đọc. Chất thơ mang đậm sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn ký ức thời còn được khoác lên mình chiếc áo đồng phục trắng tinh thơm mùi bột giặt của chúng ta. Tác phẩm ‘’Tôi đi học’’ phải chăng là tiếng lòng buồn man mác, bâng khuâng , lâng lâng nhẹ dâng của một thời để nhớ, một thời để yêu, một thời thể thương. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc biết nhường nào, cũng chính vì lẽ đó mà cứ đọ mỗi thu những năm sau này, khi lá ngoài đường bắt đầu rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại cứ luôn nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 2:

Gấp lại tác phẩm, mỗi chúng ta lại hồi tưởng ngay đến chính bản thân mình vào những ngày đầu tiên của năm học, chúng ta lại chiêm nghiệm và thấm thía rằng: Mỗi chúng ta đều có một cuộc đời riêng, thế nhưng những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò hồn nhiên, tươi vui nhất có lẽ là buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời nó thường có được một vị trí đặc biệt trong trái tim chúng ta để mỗi khi dọn dẹp, lau chùi những câu chuyện đã cũ , ta vẫn luôn mỉm cười về ‘’ngày đầu tiên ‘’ này. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng sông cảm xúc này bằng cả tâm hồn rung động thiết tha, hòa với sự rung cảm sâu lắng nhẹ nhàng với đời, một ngòi bút mang đậm chất thơ, một bố cục mạch lạc, với nhiều cung bậc tâm trạng, cảm xúc, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh… còn cả các phép tu từ hài hòa, tập trung, làm tăng sức gợi hình , gợi cảm vào chủ đề riêng của áng văn.

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 3:

Thời gian luôn luân chuyển suốt bốn mùa, thấm thoát đã hơn 70 năm sau khi “Tôi đi học” được ra đời, mỗi lần nghiền ngẫm lại từng con chữ được in trên trang giấy mới vẫn còn thơm mùi thơm đặc trưng của giấy ,chúng ta chắc hẳn không giấu nổi sự xúc động. Bên cạnh lời văn ý vị và nhẹ nhàng, sâu lắng như thơ trong nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa miêu tả cộng hòa với cảm xúc là tài nhớ, tay bút tài hoa Thanh Tịnh đã chọn lựa và sắp xếp một cách vô cùng tinh tế các chi tiết về buổi học đầu tiên của nhân vật “tôi” – chính tác giả thành một truyện ngắn mang đậm chất tự sự và trữ tình. Ai trong chúng ta cũng đã nhận thấy có bóng dáng buổi học đầu tiên của chính mình ở trong lời văn này, nhất là chuỗi hình ảnh “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc” đọng lại và in hằn trong tâm trí mỗi độc giả nơi những con chữ cuối cùng của tác phẩm vương lại.

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 4:

Tôi chợt nhớ lại một câu nhận định như thế này: “Văn học luôn nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” . Chính i điều đó mà truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh đã sống mãi với thời gian, cho đến ngày nay nó vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vì nó được tạo nên từ những xúc cảm trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ cộng hưởng với bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách tài tình của nhà văn. Bằng chính các diễn tả lại câu chuyện của mình, Thanh Tịnh dường như đã thay mặt cho tất cả chúng ta – những người đã trải qua khoảnh khắc tuyệt diệu ấy diễn tả lại cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên và đã trở thành kỉ niệm rất đẹp, để lại trong ta ấn tượng rất khó phai trong cuộc đời của mỗi người.

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 5:

Tác phẩm “Tôi đi học” là dòng hồi ức luôn chảy trôi về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi”, rất thơ và rất đỗi xúc động. Phải chăng đây không phải là ông viết văn, mà chính ông đang kể lại những kỉ niệm của chính mình, những kỉ niệm một thời còn vang bóng vẫn còn sống mãi trong nhà văn, đồng thời cũng là một tiếng lòng man mác, nhẹ nhàng bâng khuâng nhen nhói chỉ trực muốn trào dâng với những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Vì vậy, dù đã tồn tại được hơn 70 năm, nhưng ‘’ Tôi đi học ‘’ vẫn luôn vẹn nguyên giá trị của mình.

 

Kết bài tác phẩm Tôi đi học mẫu số 6:

Trong tâm trí tôi cứ đọng lại mãi một câu văn: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Tác phẩm Tôi đi học đã  sống mãi với thời gian bởi nó được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh của tuổi học trò và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nét bút sắc sảo Thanh Tịnh.

Bằng chính câu chuyện của mình, ngòi bút của nhà văn đã nói thay tất cả chúng ta những xúc cảm bồi hồi, trong sáng của buổi học đầu tiên, để rồi nó  đã mãi biến thành  những kỉ niệm đẹp đẽ, để lại một  ấn tượng không thể nhạt phai trong mỗi chúng ta . Chính vì lẽ đó mà nó đã thành công làm rung động trái tim bao thế hệ độc giả trong hơn một nửa thế kỷ qua. 

 

Trên đây là những mẫu kết bài Tôi đi học hay được HOCMAI tổng hợp để hỗ trợ các em học sinh khi làm các dạng bài về phân tích, nêu cảm nhận về tác phẩm “Tôi đi học”. Hy vọng rằng với bài viết trên, các em sẽ có thêm kiến thức để đa dạng hơn trong cách làm bài, phục vụ tốt cho ôn thi kỳ thi học kỳ chương trình Ngữ Văn 8.