Con học lớp 5, ba mẹ cần tránh 4 sai lầm nghiêm trọng ảnh hưởng đến tương lai của trẻ

0
1336

Năm học cuối cấp không chỉ là bước ngoặt đối với nhiều học sinh mà còn là nỗi niềm trăn trở đến “mất ăn, mất ngủ” của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, khi bảng điểm đẹp cuối năm là điều kiện để xét tuyển vào lớp 6 ở các trường chất lượng cao thì cuộc chạy đua về điểm số trở nên khốc liệt hơn. Dưới đây là những sai lầm ba mẹ thường mắc phải khiến con cái mình thêm căng thẳng, áp lực khi học lớp 5.  

Đăng ký quá nhiều lớp học thêm cho con

Lo lắng con mất gốc kiến thức của các năm học trước hay cố gắng nhồi nhét con học trước kiến thức, ngay từ khi con còn chưa chính thức bước vào lớp 5, không ít gia đình đã đăng ký cho con đi học thêm ở hàng loạt các lớp do nhiều cô giáo dạy khác nhau, đủ cả các môn từ chính đến phụ.

Bởi vậy, trẻ vừa hết thời gian chính khóa trên trường đã vội vã nhai tạm chiếc bánh mì ngang chiều để kịp giờ đến lớp học phụ đạo vào buổi tối. Chưa biết kiến thức các em nghe giảng được “thẩm thấu” vào đầu óc bao nhiêu nhưng việc phải ngồi trong lớp học trong thời gian suốt cả một ngày dài cũng khiến những cô cậu học trò còn đang ở lứa tuổi ăn, tuổi chơi, tuổi lớn mệt mỏi, uể oải.

Không chỉ vậy, đăng ký quá nhiều lớp học thêm cũng khiến trẻ “loạn” kiến thức, “loạn” phương pháp dạy giữa các giáo viên bởi mỗi cô lại có cách dạy, cách học khác nhau. Liệu một đứa trẻ 10 tuổi có thể tự mình biết cách chọn lọc kiến thức nào phù hợp để “hấp thụ” hay chỉ như một chiếc chai rỗng ngày ngày được rót vào nhiều loại nước khác nhau để rồi tạo nên một mớ hỗn tạp?

So sánh với con nhà người ta

Một trong những sai lầm ba mẹ thường xuyên mắc phải mà lại “vô tâm” không hề hay biết chính là việc so sánh con với “con nhà người ta”.

Trên thực tế, trong những lần tức giận, nhiều phụ huynh thường vô tình buông những câu nói như: “Học hành kiểu gì mà điểm thấp thế này, bạn A được 10 điểm kia kìa. Nhìn vào con nhà người ta mà học”; “Đăng ký cho con học thêm nhiều lớp, tốn bao nhiêu tiền mà không bằng con nhà người ta tự học ở nhà là như thế nào?”…

Chỉ bằng một câu gay gắt trong lúc tức giận, trong thâm tâm của đứa trẻ đã dần dần tạo nên bức vách đối với ba mẹ và cả sự tủi hờn với người so sánh. Dần dần con sẽ ít tâm sự những băn khoăn, thắc mắc với người thân. Con cũng trở nên ích kỷ hơn, không chấp nhận sự giỏi giang của người bạn đem ra so sánh kia và mọi người xung quanh.

Các bậc phụ huynh hãy nhớ, không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác, nhất là khi mình kém hơn. Mỗi bé lại có những khả năng với điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Nếu con chưa tìm ra điều đó, ba mẹ hãy tâm sự nhiều hơn để con thêm tự tin. Hãy nhìn nhận những điểm tốt và giúp con phát triển chúng thay vì so sánh.

Tâng bốc con quá mức

Mọi đứa trẻ đều cần được khen ngợi, khích lệ đặc biệt là khi trẻ có năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó để có thêm tự tin trong cuộc sống. Nhưng khi con giỏi, nhiều ba mẹ cũng gặp sai lầm khi tâng bốc năng lực của con quá mức và điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng khi con đang trong thời điểm quan trọng như thi cuối cấp và chuẩn bị bước vào cấp học cao hơn.

Phương pháp để tránh sai lầm này là ba mẹ cần tỉnh táo xác định năng lực thật của con, từ đó có cách thức và mức độ khen ngợi, khích lệ phù hợp giúp con không hiểu lầm về khả năng của bản thân. Trẻ rất cần sự ghi nhận và khen ngợi khi chúng làm bài được điểm cao. Nhưng điều quan trọng không kém là cho con hiểu một bài thi không ý nghĩa gì nhiều so với cuộc sống đầy rẫy những bài thi còn khó hơn gấp tỷ lần.

Đặt mục tiêu quá cao và quá kỳ vọng vào kết quả đạt được

Đặt mục tiêu cụ thể để từ đó có kế hoạch học tập, ôn luyện ngay từ đầu năm học là điều rất cần thiết, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Nhưng lựa chọn làm sao để mục tiêu trong tầm với, phù hợp với năng lực của con là điều không phải bậc phụ huynh nào cũng làm được.  

Nếu lực học của con chỉ ở mức khá, bố mẹ đừng đặt ra mục tiêu cuối năm phải học sinh xuất sắc, đỗ vào trường chuyên lớp chọn.

Hãy vạch ra tiến trình học tập để con cố gắng và nỗ lực hết mình. Ba mẹ hãy sát cánh cùng con để năm học cuối cấp này, con không phải là độc bước trên con đường học tập.

Để giúp con có lộ trình học và ôn tập đạt hiệu quả cao trong năm học cuối cấp Tiểu học, tạo nền tảng vững chắc khi bước vào cấp THCS đồng thời không tạo áp lực khiến trẻ mệt mỏi và chán học ba mẹ nên đăng ký cho con khóa Học tốt 2020-2021 từ lớp 2 – 5. 

Với chương trình Học tốt 2020-2021, con sẽ có được lộ trình học tập bài bản, khoa học theo năng lực của bản thân. Việc học online cũng giúp con học tập chủ động và nắm vững kiến thức tại nhà. Bài giảng được xây dựng một cách khoa học đi kèm với đó là những ví dụ minh họa gần gũi. Trẻ được tiếp cận đầy đủ các dạng bài tập, đưa ra phương pháp giải hiệu quả từng bài và được giải đáp mọi thắc mắc ngay dưới mỗi bài giảng với mức học phí siêu tiết kiệm chỉ 59k/tháng.

>>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ TẠI: https://hocmai.link/sai-lam-nghiem-trong-phu-huynh-can-tranh

Trên đây là những sai lầm mà phụ huynh có con học cuối cấp thường mắc phải và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và tâm sinh lý của trẻ trong tương lai. Điều quan trọng là bậc cha mẹ cần xác định rõ con mình đang ở mức độ nào để có lộ trình học tập, phấn đấu phù hợp, không tạo gánh nặng cho con.