Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh lớp 7 là bài viết do HOCMAI tổng hợp và hệ thống kiến thức lại kiến thức Sinh học lớp 7 học kì 1 để gửi đến các em học sinh. Các em hãy cùng HOCMAI tổng ôn lại tất cả kiến thức lý thuyết trọng tâm, các dạng bài tập thường gặp và luyện tập bằng đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn sinh dưới đây nhé!
Tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 7
- Đề cương ôn thi toán lớp 7 học kì 1
- Đề cương Ôn thi học kì 1 lớp 7 môn tiếng anh
- Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 7
- Đề cương Ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7
A. CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I – Phân biệt động vật với thực vật; Đặc điểm chung của Động vật
1. Phân biệt động vật với thực vật.
Đặc điểm |
Thực vật |
Động vật |
Thành tế bào |
Có thành xenlulôzơ ở tế bào | Không có thành tế bào |
Đặc điểm dinh dưỡng |
Tự dưỡng (có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể) | Có hệ thần kinh và giác quan |
Khả năng di chuyển |
Không có khả năng di chuyển | Có khả năng di chuyển |
Hệ thần kinh và giác quan |
Không có hệ thần kinh và giác quan | Có hệ thần kinh và giác quan |
2. Đặc điểm chung của Động vật
- Có khả năng di chuyển
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Có hệ thần kinh và giác quan
II – Ngành động vật nguyên sinh
1. Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh
- Cơ thể có kích thước hiển vi
- Cấu tạo từ 1 tế bào
- Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, roi bơi và lông bơi hoặc tiêu giảm
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
2. Vai trò thực tiễn của ngành Động vật nguyên sinh
- Là thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước.
- Một số gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.
3. Trùng roi
- Cơ thể động vật đơn bào
- Di chuyển nhờ roi
- Vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng
- Hô hấp qua màng cơ thể
- Bài tiết và điều chuẩn áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp
- Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau để tạo thành.
4. Trùng biến hình và trùng giày
– Trùng biến hình:
- Động vật đơn bào có cấu tạo đơn giản
- Di chuyển và bắt mồi bằng chân giả
- Dinh dưỡng nhờ không bào tiêu hóa
- Sinh sản vô tình theo cách phân đôi
– Trùng giày:
- Động vật đơn bào nhưng cấu tạo đã phân hóa thành nhiều bộ phận
- Sinh sản vô tình theo cách phân đôi và tích hợp
5. Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Thích nghi cao với lối sống kí sinh, hủy hoại hồng cầu gây bệnh.
- Trùng kiết lị kí sinh ở ruột.
- Trùng sốt rét ký sinh ở trong máu người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
III – Ngành Ruột khoang
1. Thủy tức
- Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn.
- Sống bám nhưng có thể di chuyển chậm chạp.
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, gồm nhiều loại tế bào có cấu tạo phân hóa.
- Bắt mồi nhờ các tua miệng.
- Quá trình tiêu hóa thực hiện trong ruột túi.
- Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính.
- Có khả năng tái sinh.
2. Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang
– Cấu tạo:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Ruột dạng túi
- Cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào
- Có gai tế bào để tấn công và tự vệ
– Vai trò:
- Đa dạng, phong phú ở vùng biển nhiệt đới
- Có vai trò lớn về mặt sinh thái
IV – Các ngành Giun
Ngành giun dẹp |
Ngành giun tròn |
Ngành giun đốt |
– Có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
– Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn. – Phần lớn giun dẹp kí sinh có thêm giác bám. – Cơ quan sinh sản phát triển. – Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian. – Ví dụ: sán lông, sán lá gan,… |
–Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu.
– Có khoang cơ thể chưa chính thức. – Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. – Phần lớn sống kí sinh, một số nhỏ sống tự do. – Ví dụ: giun đũa, giun kim, giun móc câu,… |
– Cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt.
– Có khoang cơ thể chính thức. – Ống tiêu hóa phân hóa. – Bắt đầu có hệ tuần hoàn. – Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể. – Hô hấp qua da hay mang. – Có vai trò lớn với hệ sinh thái và đời sống con người. – Ví dụ: giun đất, đỉa, rươi,… |
V – Ngành Thân mềm
– Địa diện thân mềm: Trai sông, bạch tuộc, mực, ốc sên,…
– Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Mực, bạch tuộc thích nghi với lối đi săn và di chuyển tích cực nên cơ quan di chuyển phát triển và vỏ bị tiêu giảm.
– Trai sông:
- Sống chui rúc trong bùn
- Di chuyển chậm chạp
- Có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài
- Phần đầu cơ thể bị tiêu giảm
- Lấy được thức ăn và oxi nhờ hai đôi tấm miệng và hai đôi tấm mang.
VI – Ngành Chân khớp
Đặc điểm |
Lớp Giáp xác | Lớp Hình nhện |
Lớp Sâu bọ |
Đại diện |
– Tôm sông, cua, tôm ở
nhờ, rận nước, … |
– Nhện là đại diện của
lớp Hình nhện. |
– Châu chấu, bọ ngựa,
ve sầu, mọt, … |
Cấu tạo |
– Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc.
– Cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. |
– Cơ thể có 2 phần: đầu – ngực và bụng, thường có 4 đổi chân bò. | – Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt khớp động, có trải qua lột xác.
– Đặc điểm chung: cơ thể 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. |
Tập tính |
– Hoạt động về đêm và ăn tạp. | – Hoạt động chủ yếu về đêm, có các tập tính thích hợp với săn bắt | – Đa dạng về tập tính. |
Môi trường sống |
– Sống ở các môi
trường nước, cạn, kí sinh. |
– Thích sống nơi hang hốc, rậm rạp. | – Đa dạng về môi trường sống. |
Vai trò |
– Hầu hết đều có lợi, là nguồn thức ăn cho cá, con người. | – Hoạt động về đêm, có các tập tính thích hợp với săn bắt mồi sống. | – Có lợi về nhiều mặt: chữa bệnh, thụ phấn, làm thực phẩm, …
– Một số tác hại: hại cây trồng, truyền bệnh, … |
VII – Ngành động vật có xương sống – Các lớp Cá
1. Cá chép
– Cấu tạo ngoài:
- Thân hình thoi
- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp lớp như ngói
- Mắt không có mi
- Vảy hình bơi chèo → Di chuyển và giữ thăng bằng
– Đời sống:
- Sông trong môi trường nước ngọt
- Ăn tạp
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản: Thụ tinh ngoài
2. Đa dạng và vai trò của lớp Cá
– Cá gồm 2 lớp:
- Lớp Cá sụn: có bộ xương bằng chất sụn.
- Lớp Cá xương: có bộ xương bằng chất xương.
– Vai trò:
- Nguồn thực phẩm cho các loài động vật khác, con người.
- Chất tiết được sử dụng làm thuốc.
- Da (cá nhám) dùng để đóng giày, làm cặp, …
- Cá ăn bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
B. BÀI TẬP VÍ DỤ
Câu 1: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là?
A) có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
B) có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau.
C) có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống.
D) có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
⇒ Đáp án: D
Câu 2: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là?
A) trùng giày, trùng kiết lị.
B) trùng roi xanh, trùng giày.
C) trùng sốt rét, trùng kiết lị.
D) trùng biến hình, trùng sốt rét.
⇒ Đáp án: C
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo chung của Ruột khoang là?
A) cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi; cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
B) cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
C) cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng; ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D) cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức; cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.
⇒ Đáp án: A
Câu 4: Những sinh vật nào là đại diện thường gặp của ruột khoang?
a – Thủy tức | b – Sứa | c – Hải quỳ | d – San hô | e – Trùng biến hình.
A) a, b, d, e.
B) a, b, c, d.
C) a, c, d, e.
D) b, c, d, e.
⇒ Đáp án: B
Câu 5: Hình dạng ngoài của thủy tức?
a – Hình trụ dài.
b – Dưới có đế để bám vào giá thể.
c – Trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.
d – Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
e – Chúng luôn di chuyển về phía ánh sáng.
A) a, b, d, e.
B) a, c, d, e.
C) a, b, c, d.
D) b, c, d, e.
⇒ Đáp án: C
Câu 6: Đặc điểm của giun đất là gì?
a – Sống trong đất ẩm. ruộng, vườn, nương, rẫy…
b – Kiếm ăn về ban đêm.
c – Thường chui lên mặt đất sau các trận mưa lớn và kéo dài.
d – Kiếm ăn sau các trận mưa rào.
A) a, b, c.
B) b, c, d.
C) a, c, d.
D) a, b, c, d.
⇒ Đáp án: A
Câu 7: Đặc điểm chung của ngành giun đốt là?
- Cơ thể phân đốt.
- Có thể xoang.
- Ống tiêu hóa phân hóa.
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Di chuyển nhờ chi bên tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
- Hô hấp qua da hay mang.
A) 1, 2, 3, 4, 5, 6.
B) 1, 2, 3, 4, 6.
C) 1, 3, 5, 6.
D) 2, 3, 4, 5, 6.
⇒ Đáp án: A
Câu 8: Đặc điểm chung của ngành Giun tròn là?
A) Có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.
B) Phần lớn sống kí sinh.
C) Cơ thể hình trụ, thường thuôn ở hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn, phần lớn sống kí sinh.
D) Cơ thể hình trụ, thường thuôn ở hai đầu.
⇒ Đáp án: A
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của Sán lá gan
a – Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, có màu đỏ máu.
b – Mắt, lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển.
c – Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng, cơ bụng phát triển.
A) a, b, c.
B) a, b. C)
b, c.
D) a, c.
⇒ Đáp án: A
Câu 10: Giun tròn khác với giun dẹp ở điểm nào?
A) Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.
B) Không có điểm khác nhau rõ rệt.
C) Tiết diện ngang cơ thể tròn.
D) Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa.
⇒ Đáp án: D
Câu 11: Trong các động vật thân mềm nào sau đây có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển?
A) Ngao, sò, hến.
B) Mực, bạch tuộc, sò, hến.
C) Trai, ngao, sò, hến.
D) Mực và bạch tuộc.
⇒ Đáp án: D
Câu 12: Trai có nơi sống và cách di chuyển là?
A) Sống ở đáy ao hồ, bò và ẩn nửa mình trong bùn cát.
B) Sống ở nước ngọt, bơi giật lùi.
C) Sống vùi lấp ở biển, bò trong cát.
D) Sống ở nước ngọt, bò chậm chạp.
⇒ Đáp án: A
Câu 13: Ngành thân mềm thường sống ở những môi trường nào?
A) Biển, ao, sông, hồ và cả trên cạn.
B) Ao, sông, hồ.
C) Trên cạn.
D) Biển.
⇒ Đáp án: A
Câu 14: Nhóm nào gồm những động vật thuộc ngành Thân mềm?
A) Trai, sò, hàu, cua.
B) Trai, sò, hàu, chân kiếm.
C) Sò, mực, hến, trai.
D) Sò, mực, hến, tôm.
⇒ Đáp án: C
Câu 15: Những đặc điểm chung của ngành Chân khớp là?
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
- Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để. bắt, giữ và chế biến mồi.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
- Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ, do đó có chức năng như xương được gọi là bộ xương ngoài.
- Mắt kép gồm nhiều ô ghép lại.
A) 3, 4 và 5.
B) 1, 2 và 3.
C) 1, 4 và 5.
D) 1, 3 và 4.
⇒ Đáp án: D
Câu 16: Những đại diện nào sau đây thuộc lớp giáp xác
- Còng, ghẹ, tôm, ve bò.
- Cua, tôm, cáy, bọ cạp.
- Con sun, mọt ẩm, rận nước, ghẹ, tép.
A) Cả 1 và 3.
B) 2.
C) 1.
D) 3
⇒ Đáp án: D
Câu 17: Nhóm nào gồm những côn trùng sống ở nước?
A) Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
B) Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ rầy.
C) Bọ gậy, bọ rầy.
D) Ấu trùng chuồn chuồn, bọ rầy.
⇒ Đáp án: A
Câu 18: Ngành động vật có xương sống bao gồm các lớp?
A) Cá, Lưỡng Cư, Bò sát, Giáp xác.
B) Sâu bọ, Cá, Lưỡng cư, Bò sát.
C) Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
D) Bò sát, Chim, Thú.
⇒ Đáp án: C
Câu 19: Cá chép thường sống ở môi trường nào?
A) Nước mặn.
B) Nước lợ.
C) Nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
D) Nước ngọt.
⇒ Đáp án: D
C. ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 7 MÔN SINH
Sau đây là một số đề tham khảo ôn thi học kì 1 lớp 7 môn sinh do chính giáo viên tại hệ thống giáo dục HOCMAI biên soạn đến các em học sinh. Các em hãy tham khảo thật kỹ, thực hành làm nhiều đề để nắm chắc kiến thức, tự tin giành điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!
Đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh – Đề số 1
⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!
Đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh – Đề số 2
⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!
Đề ôn thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh – Đề số 3
⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh lớp 7 trên đây là bài viết hệ thống lại toàn bộ những kiến thức mà các em đã được học trong chương trình môn Sinh học học kì I lớp 7. Hãy tham khảo thật kĩ, ôn tập và luyện nhiều đề để chuẩn bị được tốt nhất cho bài thi cuối HK1 sắp tới nhé!