Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 7 (Chi tiết và đầy đủ nhất)

0
1667
on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7

Ở bài viết này, HOCMAI xin gửi tới các em học sinh Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 7 chi tiết và đầy đủ các chuyên đề. Mong rằng bài viết sẽ giúp các em ôn tập thật hiệu quả, đạt kết quả cao trong kì thi cuối HK1 sắp tới. 

Tham khảo thêm:

I – Đề cương lý thuyết ôn thi học kì 1 môn lý lớp 7

1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng

– Mắt ta nhìn thấy (nhận biết) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào trong mắt ta.

– Mắt ta nhìn thấy (nhận biết) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào trong mắt ta.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-1

Ví dụ: Mắt chúng ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ bởi vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào trong mắt ta,…

– Nguồn sáng: là vật tự chính nó phát ra ánh sáng.

Ví dụ: ngọn lửa, nến, mặt trời,…

– Vật sáng: Bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.

Ví dụ: ngọn lửa, vỏ chai dưới trời nắng, nến,…

2. Sự truyền ánh sáng

– Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

– Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

– Có 3 loại chùm sáng:

  • Chùm sáng song song: là chùm sáng có những tia sáng đi song song cùng với nhau.
  • Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có những tia sáng cắt nhau tại một điểm.
  • Chùm sáng phân kì: là chùm sáng có những tia sáng loe rộng ra.

3. Định luật phản xạ ánh sáng

– Tia sáng tới gặp gương thì tia sáng sẽ bị hắt trở lại ⇒ Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

– Nội dung định luật:

  • Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng cùng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
  • Góc phản xạ luôn luôn bằng với góc tới.

 on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-2

Trong đó:

  • I: điểm tới
  • IN: pháp tuyến
  • i và i’ lần lượt là góc tới và góc phản xạ

4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

– Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: 

  • Ảnh ảo, không hứng được ở trên màn chắn.
  • Ảnh cao bằng vật.
  • Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương bằng khoảng cách từ gương tới ảnh của điểm đó (đối xứng với vật thông qua gương phẳng).

– Có hai cách để vẽ ảnh của vật qua gương:

  • Vận dụng tính chất ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng.
  • Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.

– Ứng dụng của gương phẳng: Dùng để soi, kính chiếu hậu cho xe máy, ô tô, trang trí nhà,…

5. Gương cầu lồi

– Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ chính là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía của nguồn sáng.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-3

– Tính chất của gương cầu lồi:

  • Ảnh ảo, không hứng được ở trên màn chắn.
  • Ảnh nhỏ hơn vật.

– Ứng dụng của gương cầu lồi: kính chiếu hậu bên trong xe ô tô, đặt ở những khúc quanh, các đoạn đường đèo, đường bị che khuất,…

– Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn so với vùng nhìn thấy của gương phẳng nếu có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm

– Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt bên trong của một phần hình cầu.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-4

– Tính chất của gương cầu lõm:

  • Ảnh ảo, không hứng được ở trên màn.
  • Ảnh lớn hơn vật.

– Sự phản xạ ánh sáng ở trên gương cầu lõm: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song trở thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

– Ứng dụng của gương cầu lõm: đun nấu thức ăn, chụp đèn,dụng cụ khám răng của nha sĩ,…

7. Nguồn âm

– Vật phát ra âm gọi được gọi là nguồn âm, ví dụ như các loại nhạc cụ: đàn, trống, chuông,…

– Các vật phát ra âm thanh đều dao động như:

  • Đàn: Dây đàn dao động
  • Chuông: Thành chuông dao động
  • Trống: Mặt trống dao động
  • Sáo: Cột khí bên trong ống sáo dao động

8. Độ cao của âm

– Tần số là số dao động diễn ra trong 1 giây có đơn vị là Hz.

– Nếu dao động nhanh, tần số dao động lớn → Âm phát ra càng cao (càng bổng).

– Nếu dao động chậm, tần số dao động nhỏ → Âm phát ra càng thấp (càng trầm).

– Tai chúng ta có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

– Những âm có tần số dưới 20Hz được gọi là hạ âm.

– Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.

9. Độ to của âm

– Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng là biên độ dao động. 

– Dao động mạnh → Biên độ dao động càng lớn → Âm càng to.

– Dao  động yếu → Biên độ dao động nhỏ → Âm phát ra nhỏ.

– Độ to của âm có đơn vị đo là đêxiben (dB).

10. Môi trường truyền âm

– Chất lỏng, rắn, khí là những môi trường có thể truyền được âm. Môi trường chân không không thể truyền được âm.

– Vận tốc truyền âm bên trong chất rắn > bên trong chất lỏng > bên trong chất khí.

11. Phản xạ âm – Tiếng vang

– Âm phản xạ là âm bị dội lại khi gặp mặt chắn.

– Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách ít nhất 1/15 giây với âm trực tiếp .

– Vật phản xạ âm tốt (vật hấp thụ âm kém): là những vật cứng và có bề mặt nhẵn như: mặt gương, tường gạch, mặt đá hoa,…

– Vật phản xạ âm kém (vật hấp thụ âm tốt): là những vật mềm, xốp và có bề mặt gồ ghề như: áo len, miếng xốp, ghế đệm mút,…

12. Chống ô nhiễm tiếng ồn

– Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra nếu tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

– Để chống lại ô nhiễm tiếng ồn, chúng ta cần:

  • Tác động vào các nguồn âm như: cấm bóp còi, ….
  • Phân tán âm ở trên đường truyền bằng cách: xây tường gạch, trồng nhiều cây xanh,…
  • Ngăn không cho âm truyền tới tai bằng cách: làm trần bằng vật liệu cách âm,     treo rèm nhung, phủ dạ, làm trần bằng vật liệu cách âm,…

II – Đề ôn thi môn vật lý lớp 7 học kì 1

Đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 7 – Đề 1

Câu 1: (2,0 điểm)  

a) Phát biểu về định luật truyền thẳng của ánh sáng. 

b) Nêu 02 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng ở trong thực tế.

Câu 2: (3,0 điểm)

a) Âm phản xạ là gì? Những vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Nêu 02 ví dụ vật phản xạ âm tốt. 

b) Một người đứng bên ở trong một phòng rộng lớn héc to một tiếng thì sau 0,5 giây người đo lại nghe được tiếng vang của mình. Em hãy tính khoảng cách tính từ người đó tới bức tường trong thời gian nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm ở trong không khí là 340m/s. 

Câu 3: (2,5 điểm)

a) Tần số là gì? Nêu đơn vị để đo tần số? Âm phát ra càng cao khi nào? 

b) Vật A trong 20 giây sẽ dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây sẽ dao động được 300 lần. Tính tần số dao động của cả hai vật.

Câu 4: (2,5 điểm)

a) Hãy nêu tính chất của ảnh được tạo bởi gương phẳng?

b) Vận dụng tính chất của ảnh được tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt phía trước gương phẳng như hình vẽ: 

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-5

Đáp án đề 1 – Đề thi học kì 1 môn lý lớp 7:
on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-7

Đề thi học kì 1 môn vật lý lớp 7 – Đề 2

1. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1. Nội dung của “Định luật truyền thẳng của ánh sáng” là:

A) Trong môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền theo một đường thẳng.

B) Trong mọi môi trường ánh sáng đều truyền theo một đường thẳng.

C) Trong mỗi môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng sẽ có hình dạng khác nhau.

D) Khi truyền từ môi trường này sang một môi trường khác, ánh sáng sẽ truyền theo một đường thẳng          

Câu 2. Phát biểu về “tính chất ảnh được tạo bởi gương phẳng”, tính chất nào sau đây là chính xác?

A) Không hứng được ở trên màn chắn và bé hơn vật

B) Hứng được ở trên màn chắc và lớn bằng vật

C) Không hứng được ở trên màn chắn và lớn bằng vật

D) Hứng được ở trên màn chắc và lớn hơn vật

Câu 3. Khi nào mắt chúng ta nhìn thấy một vật

A) Khi mắt chúng ta hứng vào vật

B) Khi mắt chúng ta phát ra những tia sáng hướng vào vật

C) Khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt chúng ta

D) Khi vật được chiếu sáng.

Câu 4. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng bao gồm:

A) Các tia sáng không giao nhau ở trên đường truyền của chúng.    

B) Các tia sáng giao nhau ở trên đường truyền của chúng.

C) Các tia sáng loe rộng ở trên đường truyền của chúng.

D) Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau.

Câu 5. Trong các giá trị về độ to của âm dưới đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau:

A) 90 dB      B) 20 dB      C) 230 dB     D) 130 dB

Câu 6. Vật nào ở dưới đây không được gọi là nguồn âm:

A) Dây đàn dao động.

B) Mặt trống dao động.

C) Chiếc sáo đang để trên bàn.

D) Âm thoa dao động.

2. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 7: (3,0 điểm)

A) Phát biểu về định luật phản xạ ánh sáng.

B) Cho tia tới hợp cùng với gương một góc 300 (Như hình)

Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc tới, góc phản xạ.

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-6

Câu 8: (1,5 điểm)

Hãy kể tên những môi trường truyền được âm và những môi trường không truyền được âm. 

Câu 9: (2,5 điểm)

Một thiết bị ở trên tàu dùng để đo khoảng cách từ tàu tới một vách núi, nó phát ra âm ngắn và nhận lại được âm phản xạ sau 5 giây. Tính khoảng cách từ tàu tới vách núi biết vận tốc truyền âm ở trong không khí là 340 m/s. 

⇒ Đáp án đề 2 – Đề thi học kì 1 môn lý lớp 7:

on-thi-hoc-ki-1-mon-ly-lop-7-8

Dưới đây là bộ tài liệu gồm 40 đề ôn thi học kỳ I môn Lý lớp 7 có lời giải chi tiết do HOCMAI tổng hợp để các bạn luyện tập thêm. Hãy in ra giấy rồi thực hành trực tiếp để đạt được hiệu quả ôn thi tốt nhất các bạn học sinh nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý lớp 7 do HOCMAI tổng hợp và biên soạn gửi đến các em. Mong rằng với những kiến thức cũng như bài tập trong bài, các em có thể vượt qua kì thi cuối học kì 1 một cách dễ dàng và đạt được điểm số cao nhất nhé!