Dịch Covid-19 vào đề thi Tiếng Anh vào 10 trường THPT Chuyên KHXH&NV năm 2020

0
4097

Chiều 12/7/2020, thí sinh dự thi vào lớp 10 chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) đã hoàn thành bài thi môn tiếng Anh với thời gian làm bài 60 phút. Phụ huynh, học sinh theo dõi đề thi và nhận định đề thi chi tiết dưới đây! 

Đề thi tiếng Anh vào 10 chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020.

Đánh giá về đề thi, thầy Nguyễn Trung Nguyên – giáo viên Tiếng Anh, Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết: Đề thi nhìn chung khá “dễ chịu” đối với những học sinh đầu tư vào môn Anh và thi chuyên. Còn đối với những học sinh không chuyên thì đề khá là khó, đặc biệt trong thời gian ngắn 60 phút.

Kiến thức trong đề không có nhiều kiến thức mới, nhưng những kiến kiến thức được mở rộng từ kiến thức cơ bản lại tương đối khó và gây nhầm lẫn. Đề thi này cũng cập nhật các vấn đề xã hội nóng hiện nay, đặc biệt là dịch Covid-19. Nếu học sinh chỉ tập trung vào các môn chuyên của mình mà lơ là tiếng Anh thì khó đạt điểm trên trung bình. Cụ thể từng phần như sau:

Phần ngữ âm có lẽ là phần dễ lấy điểm nhất trong đề thi. Riêng phần trọng âm thì khó hơn đôi chút vì có một số từ gây nhầm lẫn.

Phần từ đồng nghĩa và trái nghĩa cũng tương đối dễ, chỉ có một câu “over the moon” là khó vì đây là cách diễn đạt theo “nghĩa bóng”, là kiến thức học sinh phải học bên ngoài.

Phần điền từ hoàn thành đoạn văn và đọc hiểu là phần khó nhất, chủ đề và từ vựng đều khó, câu hỏi dài vì vậy nếu học sinh không chuẩn bị kỹ cho môn Tiếng Anh thì tỷ lệ “làm may rủi” là gần như 100%.

Dạng bài tìm lỗi sai cũng là phần khó (chỉ dễ hơn phần đọc hiểu), đặc biệt là những câu  11 và 13 (mã đề 888) cần học sinh hiểu chắc ngữ pháp mới có thể làm được.

Phần kiểm tra ứng dụng tiếng Anh trong giao tiếp (hồi đáp lại câu cho trước) cũng phức tạp và yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức, kỹ năng mới có thể giành điểm. Với dạng bài chuyển đổi câu sao cho nghĩa không đổi không quá phức tạp vì cấu trúc học sinh đã học trên lớp nhưng lại có nhiều câu gây nhầm lẫn và bối rối như câu 44. Còn phần nối câu lại khó với những học sinh không chuyên.

Nhìn chung, đề thi có tính cập nhật các vấn đề xã hội nóng vào làm dữ liệu trong đề, tạo nên cái hay, cái hấp dẫn của đề thi. Tuy nhiên, với thời gian 60 phút và đề cho học sinh thi vào các lớp chuyên Văn, Sử, Địa thì đây là một đề tương đối khó. Phổ điểm phổ biến sẽ từ 4 đến 6. Điểm 7-8 sẽ hiếm hơn. Còn 9-10 thì sẽ rất hiếm.