[Học hè online cùng HOCMAI] – Chinh phục phần từ láy cùng thầy Hùng – Ngữ văn 7

0
1863

Từ láy là một khái niệm quen thuộc mà học sinh được học từ tiểu học, và ở chương trình Ngữ văn 7, học sinh sẽ được tìm hiểu sâu hơn về cơ chế tạo nghĩa của từ láy. Trong số phát sóng thứ tư của chương trình Học hè online cùng HOCMAI, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI sẽ giúp các bạn học sinh tìm hiểu về nội dung này, đây là một phần mở rộng và nâng cao hơn so với các chương trình trước, vì vậy các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

I. Các loại từ láy

Khi phân loại bất kỳ một đối tượng nào, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí liên quan đến đối tượng cần phân loại. Tương tự, khi phân loại từ láy, học sinh dựa có thể dựa trên các tiêu chí sau:

  • Theo số lượng tiếng tạo nên từ láy: Láy đôi (thỉnh thoảng, nhấp nhô,…); Láy ba (tí tì ti, sạch sành sanh,…); Láy tư (hớt hơ hớt hải,…).
  • Theo bộ phận được láy lại của mỗi tiếng trong từ láy: Láy bộ phận và láy toàn bộ.

Ở chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về láy bộ phận và láy toàn bộ. Cụ thể, láy bộ phận là láy những bộ phận nào? Láy toàn bộ có những biến thể nào khác không?

Ví dụ 1: Dưới đây đều là những từ láy hai tiếng, căn cứ vào bộ phận được láy lại, ta phân chia như sau: 

  • Bần bật >< Bật bật
  • Thăm thẳm >< Thẳm thẳm

(Kiến thức bổ trợ: Cấu tạo tiếng bao gồm: Âm đầu, vần, thanh. Chúng ta xét láy bộ phận hay láy toàn bộ theo tiêu chí các bộ phận được lặp lại, láy lại giữa các tiếng trong từ láy đó).

Trên đây là những biến thể của láy toàn bộ. Do đặc điểm yêu cầu phải có sự phối hợp hài hòa về ngữ âm nên cách đọc của một số từ láy toàn bộ đã có sự thay đổi để đảm bảo sự hài hòa về âm thanh. 

>> Đăng kí nhận tài liệu học hè môn Ngữ văn THCS hoàn toàn miễn phí tại đây!

Quy luật về sự hài hòa của âm thanh: 

Các từ láy sẽ có sự phối hợp âm hài hòa âm thanh theo hàng trên (Ngang – Hỏi – Sắc) hoặc hàng dưới (Huyền – Ngã – Nặng). 

Ví dụ:

Nhấp nhô (Nhấp – thanh sắc, nhô – thanh ngang)

Lặng lẽ (Lặng – thanh nặng, lẽ – thanh sắc)

II. Nghĩa của từ láy và cơ chế tạo nghĩa của từ láy

1. Nghĩa của từ láy được tạo ra nhờ việc mô phỏng âm thanh của các sự vật trong thực tế cuộc sống. 

Ví dụ 3: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu

>>> Mô phỏng âm thanh của: tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đồng hồ, tiếng chó sủa.

2. Nghĩa của từ láy được tạo ra nhờ sự hòa phối âm thanh của các tiếng tạo nên từ.

Ví dụ 4: 

Lí nhí (nói nhỏ), li ti (dáng nhỏ), ti hí (mở nhỏ) >>> vần “i”: khẩu hình miệng có độ mở nhỏ.

Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh >>> lặp lại âm đầu, phần vần của âm đầu là vần “âp”

>>> Nét nghĩa chung: thay đổi luôn trạng thái.

Phân biệt từ láy và từ ghép

Từ láy và từ ghép là hai nội dung học sinh rất hay dễ nhầm lẫn. Hai bước quan trọng giúp phân biệt từ láy và từ ghép:

1. Thao tác 1: Xét về phần “âm”

  • Lặp lại về âm giữa các tiếng: “Nghi láy”
  • Không lặp lại về âm: Không phải từ láy

2. Thao tác 2: Xét về “Nghĩa”

  • Cả hai tiếng đều có nghĩa: Từ ghép
  • Một trong hai tiếng hoặc cả hai tiếng đều vô nghĩa: Từ láy.

>>> Cùng thầy Hùng chinh phục môn Ngữ văn ngay từ hè này, tham khảo ngay tại đây. 

Trên đây là những hướng dẫn của thầy Hùng về phần từ láy – một nội dung quan trọng mở đầu phần Tiếng Việt lớp 7. Vì vậy, học sinh cần ghi chép đầy đủ và làm thêm bài tập để củng cố thêm kiến thức, đồng thời có thể sử dụng linh hoạt kho từ vựng Tiếng Việt phong phú. 

Để giúp học sinh học hè an toàn, hiệu quả ngay tại nhà, sẵn sàng bứt phá trong năm học, HOCMAI đang tổ chức chương trình Học hè online cùng HOCMAI. Chương trình được phát sóng MIỄN PHÍ vào 16h00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần trên Hệ thống fanpage và youtube của HOCMAI THCS. Cùng đón xem những bài giảng của thầy Hùng và đội ngũ thầy cô giáo tâm huyết của HOCMAI ngay tại đây!

Đồng thời, quý phụ huynh và học sinh tham khảo thêm Chương trình Học tốt 2021 – 2022 để chủ động trang bị kiến thức sớm ngay tại nhà. Chương trình trang bị đầy đủ tất cả các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. Khóa học kết hợp chu trình 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA sẽ giúp học sinh nắm vững từng nội dung kiến thức đã được học, sẵn sàng bứt phá điểm số khi vào năm học. Tham khảo ngay tại đây!

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.