Hướng dẫn chữa đề số 10 môn Tiếng Việt

0
3680

Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn chữa đề số 10 môn Tiếng Việt. Phụ huynh và học sinh lưu ý để tránh mắc lỗi sai khi giải đề.

I. Cấu trúc đề

Gồm 3 bài:

  1. Bài 1(4 điểm): Trắc nghiệm và Trả lời ngắn
  2. Bài 2(2 điểm): Cảm thụ văn học
  3. Bài 3(4 điểm): Tập làm văn

II. Kiến thức trọng tâm

  • Từ: từ xét theo cấu tạo, từ loại, nghĩa của từ
  • Câu: các thành phần câu, câu xét theo cấu tạo
  • Biện pháp nghệ thuật
  • Cảm thụ văn học
  • Tập làm văn: viết bài văn miêu tả
  • Kĩ năng đọc – hiểu văn bản

III. Hướng dẫn làm bài

Bài 1 (4 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các yêu cầu:

“Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm.

Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà ấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rừ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đó làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.

Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đó yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.”

(Vầng trăng quê em – theo Phan Sĩ Châu)

Câu 1: Ánh trăng được miêu tả theo màu sắc nào?
1. Màu vàng

2. Xanh thẳm

3. Xanh rì

4. Màu trắng sữa

=> Đáp án: A. Màu vàng

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép phân loại?

  1. Vầng trăng, lũy tre, xanh rì, lẩn trốn
  2. Vầng trăng, cánh đồng, tán lá, tụ họp
  3. Hàm răng, mái tóc, ánh mắt, chiếc chiếu
  4. Lẩn trốn, tụ họp, xanh thẳm, nảy nở

=> Đáp án: C. Hàm răng, mái tóc, ánh mắt, chiếc chiếu

Câu 3: Từ “chìm” trong câu văn “Trăng chìm trong đáy nước” thuộc từ loại gì?
1. Tính từ

2. Động từ

3. Danh từ

4. Quan hệ từ

=> Đáp án: B. Động từ

Câu 4: Xác định các thành phần câu của câu và cho biết kiểu câu xét theo cấu tạo

“Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới ánh trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng”

=> Đáp án:

Chủ ngữ là “Câu chuyện mùa màng 

Vị ngữ là “nảy nở dưới ánh trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng”

Câu 5: Từ “thao thức” trong câu văn “ Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em” thuộc loại từ phức nào? Nêu cách hiểu của em nghĩa của từ này trong câu văn.

=> Đáp án:

– Từ “thao thức” là từ láy

– Gợi tả sinh động hình ảnh vầng trăng sáng suốt đêm như mang tâm trạng, trằn trọc không ngủ để canh giấc ngủ cho làng quê. 

Câu 6: Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào để miêu tả trăng? Tìm một hình ảnh trong đoạn thể hiện điều đó.

=> Đáp án:

– Biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hóa

– Hình ảnh thể hiện (ví dụ): trăng ôm ấp mái tóc của các cụ già.

Câu 7: Viết lại câu văn sau bằng cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả hoặc biện pháp nghệ thuật:

“Khuya, trăng càng sáng hơn”

=> Đáp án:

Khuya, trăng càng sáng vằng vặc như muốn tô điểm cho vạn vật dưới mặt đất.

Câu 8: Tìm một thành ngữ, tục ngữ có từ “trăng”

=> Đáp án: 

Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa

Hoặc:

Thấy cô tát nước bên đàng 

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Bài 2: Trong bài thơ “Theo chân Bác”, tác giả Tố Hữu viết:

“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa”

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì từ Bác Hồ kính yêu?

=> Đáp án:

*Hình thức: Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu, đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, viết câu và diễn đạt.

*Nội dung:

– Giới thiệu vấn đề cần cảm nhận: lòng nhân ái và đức hi sinh của Bác Hồ

– Bác rất giàu tình yêu thương đối với con người và cây cỏ => tình thương bao la, rộng lớn, bao trùm.

– Bác sẵn sàng quên mình, hi sinh bản thân để lo cho nước, cho dân, cho cuộc đời chung

  • Hình ảnh so sánh “Như dòng sông chảy nặng phù sa” đã gợi tả sâu sắc sự hi sinh âm thầm, đẹp đẽ của Bác để cống hiến cho cuộc đời.

=> Gợi tả vẻ đẹp trong tâm hồn, nhân cách của Bác

– Tình cảm của tác giả: trân quý, xúc động, cảm phục sâu sắc trước tấm lòng của bác

=> Đọc đoạn thơ khiến chúng ta thêm hiểu, yêu kính và biết ơn Bác Hồ.

Để thời gian học hiệu quả, thay vì quá tập trung vào những đề thi “trôi nổi”, không xác định được nguồn thì cha mẹ nên chủ động tìm đề thi từ các giáo viên có kinh nghiệm, hệ thống giáo dục uy tín như HOCMAI. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục kết hợp với các giáo viên giỏi, giàu chuyên môn luyện thi vào 6, HOCMAI đưa ra gói giải pháp HM6 – Luyện thi vào 6 Toàn Diện. Với thiết kế khoa học, học sinh sẽ được cọ xát tối đa cùng với các dạng đề thi, quét được rất nhiều dạng bài. Quan trọng là, sau khi nhận ra những lỗi sai trong kiến thức, con có thể ôn tập lại ngay cùng chuyên đề tương ứng.

Thông tin chi tiết về giải pháp HM6, phụ huynh và học sinh liên hệ hotline: 090.455.9891 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!