Hướng dẫn chữa đề số 13 môn Tiếng Việt

0
1852

Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn chữa đề số 13 môn Tiếng Việt. Phụ huynh và học sinh lưu ý để tránh mắc lỗi sai khi giải đề.

I. Kiến thức trọng tâm

– Từ: từ xét theo cấu tạo, từ loại

– Câu: thành phần câu

– Biện pháp tu từ và cảm thụ văn học

– Tập làm văn: bài văn miêu tả

II. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Chỉ ra từ đơn, từ láy, từ ghép trong hai câu thơ dưới đây:

“Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát…”

(Trích Mẹ Tơm – Tố Hữu)

– Từ đơn: gió, lộng, lòng, ta

– Từ láy: xôn xao, ngân nga

– Từ ghép: sóng biển, đu đưa, mát rượi, tiếng hát

Bài 2: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong câu sau và chỉ ra chức vụ ngữ pháp của các từ đó trong câu:

“Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.”

– Các danh từ: màu đông, dông bão, chiếc lộc, chồi, nụ mầm, bàn tay

  • Mùa đông, dông bão: làm thành phần trạng ngữ
  • Chiếc lộc, nụ mầm: làm thành phần chủ ngữ
  • Chồi, bàn tay: làm thành phần vị ngữ

– Các động từ: đâm, run run

– Các tính từ: tơi bời, non, bé nhỏ, non tơ

  • Tơi bời: làm thành phần trạng ngữ
  • Non, bé nhỏ: làm thành phần chủ ngữ
  • Non tơ: làm thành phần vị ngữ

Bài 3: Tìm và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Tóc bà trắng tựa mây bông

Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.”

(Nguyễn Thụy Kha)

Hình thức: viết đoạn văn khoảng 8 – 10 câu. Đảm bảo các yêu cầu về trình bày, chính tả, cách dùng từ, viết câu và diễn đạt.

Nội dung: 

– Biện pháp tu từ: so sánh

  • Tóc bà được so sánh với mây bông
  • Chuyện bà kể được so sánh với nước giếng cạn xong lại đầy

=> Nội dung:

– Biện pháp so sánh đem lại giá trị biểu đạt cao:

  • Khiến câu thơ hay, giàu hình ảnh và đem lại những cảm nhận đẹp đẽ, sâu sắc về người bà yêu quý.
  • Hình ảnh “Tóc bà trắng tựa mây bông”: gợi hình ảnh người bà đã già, mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ, đáng kính giống như bà tiên trong truyện cổ tích.
  • Hình ảnh “Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy”: gợi tả vốn hiểu biết phong phú, bà có cả một kho truyện kể cho cháu nghe, dường như không bao giờ hết, giống như tình yêu thương của bà dành cho cháu rất nhiều.
  • Thể hiện tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình: vô cùng yêu mến, kính trọng và biết ơn sâu sắc.

=> Các hình ảnh so sánh vừa gợi ra vẻ đẹp của người bà, vừa gợi tả tình cảm bà cháu sâu sắc; khiến mỗi người đọc không khỏi xúc động khi nghĩ về người bà kính yêu.

Bài 4: 

Khi phượng đỏ rực, bằng lăng tím biếc, ve ngân da diết cũng là lúc mùa thi đến và các bạn học sinh tạm xa mái trường, thầy cô, bè bạn. Đặc biệt, với các bạn học sinh cuối cấp, bao hình ảnh thân quen ở ngôi trường đều gợi nhắc kỉ niệm và đáng trân quý. Em hãy tả lại quang cảnh lớp học và sân trường trong buổi học cuối cùng của năm học lớp 5 vừa qua.

* Dạng bài và vấn đề: 

– Bài văn miêu tả cảnh

– Đối tượng miêu tả: quang cảnh lớp học và sân trường trong buổi học cuối cùng của năm học lớp 5 vừa qua.

* Hình thức:

– Viết bài văn, đủ bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)

– Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt đúng và hay

– Trình bày sạch và đẹp

* Nội dung:

a. Mở bài: 

– Giới thiệu đối tượng miêu tả: quang cảnh lớp học và sân trường

– Nêu ấn tượng và cảm nhận chung: thân thương, gắn bó, gần gũi nhưng đầy lưu luyến, xúc động,… khi sắp phải rời xa.

b. Thân bài:

– Tả quang cảnh lớp học:

  • Tả bao quát, nêu vài nét tiêu biểu về phòng học lớp mình (độ rộng, bàn ghế, trang trí,…)
  • Tả bao quát không khí chung của lớp học, ai cũng cảm nhận đây là buổi học cuối cùng đầy ý nghĩa,…
  • Tả trang phục, gương mặt, ánh mắt của thầy cô giáo và các bạn trong lớp,…
  • Tả các hoạt động: tổng kết năm học, thầy cô dặn dò, các bạn cùng hứa cố gắng ôn luyện, thi cử tốt, liên hoan, lưu bút,…

– Tả quang cảnh sân trường:

  • Miêu tả vài nét về thiên nhiên (chọn chi tiết tiêu biểu)
  • Tả cảnh vật trên sân trường: cây cối, chim chóc, sân chơi, cột cờ,… Có thể tập trung tả một góc trên sân trường mà em cảm thấy thân thuộc nhất.
  • Tả không khí chung: sự xuất hiện, hoạt động, gương mặt, ánh mắt … của con người (thầy cô, bạn bè, bác bảo vệ…)

c. Kết bài

– Nhận xét chung về buổi học cuối cùng ở trường Tiểu học

– Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ … của bản thân

Để thời gian học hiệu quả, thay vì quá tập trung vào những đề thi “trôi nổi”, không xác định được nguồn thì cha mẹ nên chủ động tìm đề thi từ các giáo viên có kinh nghiệm, hệ thống giáo dục uy tín như HOCMAI. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục kết hợp với các giáo viên giỏi, giàu chuyên môn luyện thi vào 6, HOCMAI đưa ra gói giải pháp HM6 – Luyện thi vào 6 Toàn Diện. Với thiết kế khoa học, học sinh sẽ được cọ xát tối đa cùng với các dạng đề thi, quét được rất nhiều dạng bài. Quan trọng là, sau khi nhận ra những lỗi sai trong kiến thức, con có thể ôn tập lại ngay cùng chuyên đề tương ứng.

Thông tin chi tiết về giải pháp HM6, phụ huynh và học sinh liên hệ hotline: 090.455.9891 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!