Hướng dẫn xem đồng hồ và cách giải các bài toán liên quan

0
49710

Xem đồng hồ là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong thực tế. Nhưng phải làm thế nào để thực hành việc xem đồng hồ chính xác và nhanh đây? Hãy cùng với cô Cao Thị Dung học nhé!

Xem đồng hồ và cách giải những bài toán liên quan (phần 2)

Bây giờ cuộc sống hiện đại, con có thể xem giờ bằng nhiều cách khác nhau. Như là bằng đồng hồ điện tử, xem ở nơi công cộng, xem trên điện thoại của bố mẹ. Nhưng trước hết, con cần biết cách xem đồng hồ số. 

Mục đích của bài học xem đồng hồ là giúp học sinh biết cách xem đồng hồ, làm quen với các hoạt động học tập, sinh hoạt gắn liền với thời gian. Từ đó, bước đầu hiểu biết về việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hằng ngày. Ngoài ra, cô Cao Thị Dung (Hocmai Tiểu học) còn giúp các em củng cố và nhận biết về các đơn vị đo thời gian: Giờ, phút, giây. Xin mời phụ huynh và các em học sinh hãy tham khảo bài giảng dưới đây ạ!

I/Những kiến thức cơ bản về thời gian và đồng hồ.

a) Kiến thức về thời gian

  • 1 ngày = 24 giờ (tính từ 12h đêm hôm trước tới 12h đêm hôm sau)
  • 1 giờ = 60 phút
  • 1 phút = 60 giây

b) Kiến thức về đồng hồ số.

Một chiếc đồng hồ bao gồm 2 phần: Phần kim và phần số.

Phần kim: Gồm có 3 kim với những đặc điểm như sau

  • Kim giây: Là kim dài nhất, mảnh nhất và chạy nhanh nhất trên đồng hồ số.
  • Kim phút: Là kim dài thứ hai, chạy chậm hơn kim giờ, nhanh hơn kim giây.
  • Kim giờ: Là kim ngắn nhất, chạy chậm nhất trên đồng hồ.

(Hình ảnh đồng hồ có chú thích kim và số)

Phần số: Trên mặt đồng hồ thường có các số hoặc các vạch đại diện cho giờ và phút.

  • Giờ: Có 12 con số (hoặc 12 vạch kẻ) đại diện cho 12 giờ. Và đây cũng là thời gian mà kim giờ quay hết một vòng đồng hồ. Khoảng cách giữa 2 số (vạch kẻ) liên tiếp nhau sẽ là 1 giờ. Có kiểu đồng hồ sẽ đánh số tuần tự từ 1 tới 12 (theo hình vòng cung chiều từ trái qua phải). Tuy nhiên, cũng có đồng hồ sẽ chỉ sử dụng 4 chữ số 3, 6, 9, 12 và các giờ còn lại sẽ được thay thế bằng các vạch kẻ. Ngoài ra, có đồng hồ sẽ không dùng số, mà chỉ có 12 vạch kẻ tương ứng với 12 giờ.
  • Phút: Trên đồng hồ số thường không có các số đại diện cho phút. Tuy nhiên, sẽ có các vạch kẻ nhỏ hơn nằm giữa những con số (hoặc vạch kẻ giờ) đại diện thay. Một vòng đồng hồ sẽ có 60 vạch kẻ, tương ứng với 60 phút. Khoảng cách giữa 2 vạch kẻ nhỏ liên tiếp nhau sẽ là 1 phút, giữa 2 số giờ (vạch kẻ giờ) liên tiếp sẽ là 5 phút.
  • Giây: Trên đồng hồ không có kí hiệu đại diện cho giây. Nhưng, 1 vòng quay của kim giây sẽ đại diện cho 60 giây

II/Hướng dẫn các bước xem đồng hồ.

Cô Cao Thị Dung (Hocmai Tiểu học) hướng dẫn học sinh cách xem đồng hồ.

Quý phụ huynh và các em học sinh có thể xem bài giảng chi tiết tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/65206/bai-06-xem-dong-ho-va-giai-bai-toan-lien-quan.html

Bước 1: Xem kim giờ.

Trường hợp 1: Kim giờ chỉ đúng vào con số (Hoặc vạch kẻ). Thì sẽ đọc đúng con số đó lên. 

Ví dụ: Kim giờ chỉ số 3 sẽ đọc là 3 giờ.

Trường hợp 2: Kim giờ chỉ ở phía trước con số (vạch kẻ giờ). Đọc tên con số (vạch kẻ giờ) ở ngay phía trước kim giờ.

Ví dụ: Kim giờ ở phía trước số 3 (vượt qua số 2) thì đọc là 2 giờ.

Trường hợp 3: Kim giờ chỉ ở phía sau con số (vạch kẻ giờ). Đọc tên con số (vạch kẻ giờ) ở ngay phía trước kim giờ.

Ví dụ: Kim giờ ở phía sau số 3 (và chưa tới số 4) thì đọc là 3 giờ.

Bước 2: Xem kim phút.

Các mốc số giờ (vạch kẻ giờ) sẽ tương tự với các số phút khác nhau. Muốn biết đang ở phút số bao nhiêu thì lấy số giờ (vạch kẻ giờ) nhân với 5.

Chẳng hạn, kim phút chỉ vào số 4 thì số phút khi đó là 4 x 5 = 20 phút.

Hoặc kim phút chỉ vào số 8 thì số phút tương ứng là 8 x 5 = 40 phút.

c) Bước 3: Đọc giờ đồng hồ.

  • Đọc lần lượt số giờ đến số phút.
  • Không cần đọc số giây.

Ví dụ: Với đồng hồ dưới đây, kim giờ nằm ở vị trí trước số 2 cho nên số giờ là 1. Kim phút chỉ vào số 6 nên số phút là 6 x 5 = 30 phút. Vậy, đọc giờ là 1 giờ 30 phút!

d) Lưu ý:

  • Bởi vì một ngày có 24 giờ nhưng mặt đồng hồ số chỉ có 12 con số tương ứng với 12 giờ. Thế nên, để phù hợp sẽ chia là 12 giờ sáng và 12 giờ tối.

Từ 0 giờ đến 12 giờ: Giờ sáng.

Từ 12 giờ tới 24 giờ: Giờ tối.

  • Giờ hơn giờ kém. Nếu kim phút vượt quá 30 phút thì ta sẽ có thể sử dụng giờ kém.

Chẳng hạn: Kim giờ ở phía trước số 3, kim phút chỉ vào số 9 tức là 9 x 5 = 45 phút. Khi đó, sẽ có 2 cách đọc:

Một là, 3 giờ 45 phút.

Hai là, 4 giờ kém 15 phút (Số giờ sẽ nhảy lên 1 tiếng, và số phút sẽ bằng 60 – 45 = 15 phút)

Vậy là bài giảng tuyệt vời về cách xem đồng hồ đơn giản đã kết thúc rồi. Hy vọng, qua cách giảng chi tiết của cô Cao Thị Dung (Hocmai Tiểu học) thì các em học sinh có thể biết cách đọc và sử dụng đồng hồ nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu về đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và cách viết đơn xin vào đội

Phép cộng có nhớ và không nhớ – Những quy luật và cách giải những bài toán liên quan (phần 1)