Kết bài Kiều báo ân báo oán

0
622
ket-bai-kieu-bao-an-bao-oan

Những kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán hay nhất là tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh khi tiếp cận và thực hành phân tích về đoạn trích này trong quá trình học tập. Sau đây là 12 kết bài mà HOCMAI đã tổng hợp và biên tập lại dành cho các bạn học sinh lớp 9. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Kiều báo ân báo oán

Mở bài Kiều báo ân báo oán

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 1 

Nguyễn Du đã viết đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán với nhiều biến hóa từ ngữ độc đáo cùng những lý lẽ từ xưa đến nay. Đoạn trích đã ca ngợi tấm lòng nghĩa tình của Kiều đồng thời lên án cái ác. Cảnh Thúy Kiều báo ân oán là một tình tiết đẹp thể hiện ước mơ công lý của con người cũng như đề cao tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. 

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 2 

Đoạn trích  “Thúy Kiều báo ân báo oán”  của Nguyễn Du đã miêu tả cảnh Kiều trả ơn cho những người đã giúp đỡ cô trong lúc gặp tai ương và đồng thời trừng phạt sự tàn bạo của những kẻ đã làm bao điều ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta có thể thấy được tấm lòng nhân hậu, vị tha của Thúy Kiều và ước mơ công lý, chính nghĩa của nhân dân: những người bị áp bức, đau khổ đứng lên và cầm trên tay cái cân của công lý để phán quyết cái thiện, cái ác. 

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 3 

Tóm lại, đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán càng làm nổi bật một trái tim vô cùng nhân hậu và vị tha của Thúy Kiều. Trước những lí lẽ của Hoạn Thư, Kiều hiểu rằng mình đã phá vỡ hạnh phúc của người khác, phá vỡ một phần hạnh phúc giữa Hoạn Thư và Thúc Sinh, khiến Hoạn Thư làm ra những điều độc ác, điên cuồng. Chính sự bao dung và thấu hiểu, Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư. Trong đoạn trích, với nghệ thuật khắc họa nhân vật bậc nhất, ngôn ngữ đa dạng, phong phú, giàu cảm xúc đã xây dựng thành công cốt truyện và cuộc báo ân oán đặc sắc của Thúy Kiều. 

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 4 

Tổng kết lại, Nguyễn Du đã rất thành công khi xây dựng cốt truyện báo ân báo oán của Thúy Kiều, thỏa mãn mong ước về công lý được thực thi trong Truyện Kiều. Một lần nữa Nguyễn Du lại tô đậm thêm nhân cách bao dung, vị tha của Thúy Kiều trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán. 

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 5 

Nghệ thuật khéo léo tạo hình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, thể hiện rõ tính cách điển hình của từng nhân vật: Thúc Sinh hiền lành, rụt rè, Hoạn Thư khôn ngoan sắc sảo, Thuý Kiều trọng tình nghĩa, cao thượng, vị tha. Không chỉ riêng Truyện Kiều mà đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán còn vượt lên ý nghĩa đó để vươn tới tầm cao giá trị nhân văn. Đây là ước mơ về một xã hội công bằng, nơi người tốt sẽ được hồi đáp còn người xấu bị quả báo.

 

Kết bài Kiều báo ân báo oán số 6

Tóm lại, dù nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người nhưng quyết định của Thúy Kiều là phù hợp với đạo lý nhân đạo, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Là người từng chịu nhiều cay đắng, bản thân Thúy Kiều cũng biết mình đã xâm phạm đến hạnh phúc gia đình người khác nên Kiều đã đã tha thứ cho tội lỗi của Hoạn Thư sau khi nghe ả ta phân tích lí lẽ. Nhưng cũng qua đó chúng ta thấy được sự độ lượng và cao thượng của nhân vật Thúy Kiều. 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 7 

Như vậy, qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, chúng ta đã thấy được một buổi xử án vô cùng li kì và đầy tính bất ngờ. Nguyễn Du đã vô cùng xuất sắc khi kí họa chân dung hai nhân vật Thúc Sinh và Hoạn Thư cũng như tô đậm thêm phẩm cách tốt đẹp ở nhân vật Thúy Kiều. Bên cạnh đó quyết định tha bổng Hoạn Thư của Thúy Kiều cũng phù hợp với đạo lý nhân nghĩa và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 8 

Như vậy, bằng những lý lẽ của mình, Hoạn Thư đã quy đồng mình và Thúy Kiều đều là cảnh phụ nữ chung chồng, càng khơi dậy sự lương thiện, vị tha của Thúy Kiều. Khiến chính Thúy Kiều cũng phải khen ngợi “ Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán với màn phân xử vô cùng đặc biệt và thú vị. Bên cạnh đó còn là bản phác thảo chân dung các nhân vật vô cùng xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du, càng khẳng định tài năng của tác giả. 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 9 

Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, chúng ta lại càng thấy rõ hơn  lòng nhân ái và lòng bao dung của Thúy Kiều. Đoạn trích cũng phản ánh ước mơ và khát vọng về công lý trong thời đại của Nguyễn Du: người bị áp bức và đau khổ có thể ngồi lên chiếc ghế của quan tòa cầm những chiếc cân công lý để đòi lại công bằng.  Đoạn trích cũng đã thể hiện triết lý dân gian “ở hiện gặp lành, ở ác gặp ác” 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 10 

Có thể thấy đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán với kết quả khiến độc giả bất ngờ, nhưng nó rất có lý với logic của tác phẩm. Đoạn “báo ân” với Thúc Sinh cho thấy, dù thế nào, Kiều vẫn là một người phụ nữ si tình, giàu tình cảm. Đây là một đoạn trích rất hấp dẫn, một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du. Bằng cách để các sự kiện tự diễn ra và để nhân vật tự bộc lộ qua đối thoại, Nguyễn Du đã có những bước tiến dài trong nghệ thuật khắc họa nhân vật trong văn học trung đại. Việc miêu tả chân thực và sống động những diễn biến của cuộc báo ân báo oán là yếu tố quan trọng tạo nên một Truyện Kiều vô cùng ấn tượng. 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 11 

Tóm lại, Thúy Kiều báo ân báo oán là  nhân quả của những thăng trầm trong cuộc đời của Thúy Kiều. Người tốt sẽ được đền đáp còn người xấu sẽ bị trừng trị đúng với triết lý nhân gian ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Nhưng bất ngờ nhất có lẽ là sự tha thứ của Kiều dành cho Hoạn Thư lại càng làm nổi bật hơn sự vị tha, lòng bao dung của người con gái tài sắc này. 

 

Kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán số 12 

Tóm lại, đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán là là một phiên tòa vô cùng đặc biệt được Nguyễn Du khoắc họa qua sự đối thoại giữa các nhân vật. Việc Hoạn Thư được trắng án không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự biện minh của nàng mà chủ yếu là sự độ lượng của Kiều. Qua đoạn trích này, một lần nữa chứng tỏ vẻ đẹp nhân phẩm của  người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bên cạnh đó, đoạn trích này cũng  phản ánh mong muốn và ước mơ của người dân và của chính Nguyễn Du về một xã hội công bằng, công lý được thực thi.

Kết bài là một phần quan trọng, giúp bài văn của các em học sinh hoàn chỉnh đúng cấu trúc mở-thân-kết. Hy vọng với những gợi ý kết bài Kiều báo ân báo oán của tác giả Nguyễn Du, các em học sinh khối 9 có thể dựa vào để viết lên kết bài cho riêng mình. Chúc các em thành công!