Soạn bài Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

0
263
soan-bai-kieu-bao-an-bao-oan

Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán miêu tả cảnh đối đáp giữa Kiều và Thúc Sinh, Hoạn Thư qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân hậu, cao thượng của Thúy Kiều, đồng thời thể hiện ước mơ về công lý và công lý dưới góc nhìn của quần chúng nhân dân. Tìm hiểu soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán để hiểu rõ hơn về đoạn trích.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Kiều báo ân báo oán

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

 

I. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán: Tìm hiểu chung

1. Tìm hiểu về tác giả

– Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ Tố Như, biệt hiệu Thanh Nhiên. Sinh ra và lớn lên tại Kinh thành Thăng Long. Quê gốc của ông tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học và một nhà nhân đạo với những ý tưởng lớn lao. Học thức của Nguyễn Du sâu rộng và đặc biệt có kiến ​​thức về văn hóa và văn học Trung Quốc.

– Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan trong triều. Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm, là Tiến sĩ, Tể tướng. Anh trai cùng cha khác mẹ của ông, Nguyễn Khản, cũng là một quan chức cấp cao trong triều đại Lê Trịnh. Môi trường gia đình của Nguyễn Du đã nuôi dưỡng tài năng văn chương của ông.

– Cuộc đời của Nguyễn Du có nhiều khúc quanh, ông sống vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cùng với những biến cố lịch sử về khủng hoảng phong kiến ​​và các cuộc nổi dậy của nông dân trên cả nước. Trong đó, đặc biệt phải kể đến phong trào Tây Sơn. Chính những sự kiện lịch sử đã ảnh hưởng sâu sắc đến những vần thơ, câu văn của ông.

– Nguyễn Du cả đời rong ruổi trên mảnh đất phương Bắc, đi nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người, điều này đã làm phong phú thêm vốn sống của ông. Và Nguyễn Du càng đồng cảm hơn với nỗi khổ của người dân.

– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất lớn, với những tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong số đó, tác phẩm chữ Hán phải kể đến ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm . Về sáng tác chữ Nôm, không thể không nhắc đến hai kiệt tác Truyện Kiều (tên gọi khác của Đoạn trường tân thanh) và Văn chiêu hồn.

– Tất cả các tác phẩm của Nguyễn Du đều mang tư tưởng nhân văn và thể hiện niềm cảm thông sâu sắc của ông đối với những mảnh đời bất hạnh của tầng lớp lao động. Đồng thời, Nguyễn Du cũng lên án và lên án những thế lực đen tối đã chà đạp lên cuộc sống của những người dân yếu thế.

 

2. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

a. Vị trí đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

– Đoạn trích nằm ở đoạn cuối của phần gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều.

– Nôi dung đoạn trích: Sau khi được Từ Hải cứu ra từ lầu xanh, Kiều đã được Từ Hải giúp đỡ báo ân, báo oán. Đoạn trích miêu tả lại cảnh Kiều đền ơn, trả oán cho vợ chồng Thúc Sinh.

b. Bố cục đoạn trích

Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán có thể chia thành 2 phần:

Phần 1: Từ đầu cho đến câu thơ “ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”: Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh

Phần 2: Đoạn còn lại: Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư và sự tha thứ của Kiều.

 

II. Soạn bài Kiều báo ân báo oán: Phần đọc hiểu

Câu 1 trang 108 SGK Ngữ Văn 9 tập 1

Đề bài: 12 câu thơ đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn).

a. Qua những lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh, các em học sinh thấy Kiều là người thế nào?

b. Tại sao lúc trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? Tại sao lại có sự khác nhau ấy?

Hướng dẫn giải:

a. Qua lời nói của Kiều với Thúc Sinh, chúng ta thấy được Thúy Kiều là một người trọng ân nghĩa. Kiều rất trân trọng và biết ơn Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Mặc dù sau này khi bị Hoạn Thư hành hạ nhưng không nhận được sự giúp đỡ từ Thúc Sinh nhưng Kiều vẫn báo ân cho chàng.

b. Việc Thúy Kiều nhắc đến Hoạn Thư với Thúc Sinh cho thấy Kiều vẫn không quên được những điều mà Hoạn Thư đã làm, vết thương lòng trong Kiều vẫn còn đau đớn không nguôi.

Khi nói chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều dùng những từ ngữ trang trọng như “ nghĩa”, “ chữ tòng”, “tạ”, “cố nhân”… , sử dụng điển cố “ Sâm Thương” với một giọng điệu hết sức ôn tồn và nhẹ nhàng còn nói về Hoạn Thư, Kiều lại sử dụng những cụm từ nôm na, những thành ngữ dân gian như “quỷ quái tinh ma”, “kẻ cắp bà già”, “kiến bò miệng chén”..
=> Việc sử dụng từ ngữ khác nhau ở đây đã thể hiện thái độ của Thúy Kiều. Đối với Thúc Sinh – người được báo ân là những ngôn từ trịnh trọng và phù hợp với người thư sinh như Thúc Sinh để diễn tả tấm lòng biết ơn và trân trọng. Còn đối với Hoạn Thư – đối tượng báo oán thì Kiều dùng từ ngữ nôm na kiểu dân gian để tỏ thái độ coi thường của Thúy Kiều. Hơn nữa hình phạt theo quan điểm của nhân dân thì sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân sẽ phù hợp hơn.

 

Câu hỏi 2 trang 108 SGK Ngữ Văn 9 tập 1

Đề bài: Những câu thơ còn lại trong bài tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

– Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? (Lưu ý về cách xưng hô của Kiều, cách nhắc lại đời xưa, đời này, mấy mặt, mấy gan, càng…, càng…).

– Các em học sinh cho biết thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy như thế nào?

Hướng dẫn giải

– Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán Hoạn Thư chứa đầy sự mỉa mai:
Khi Hoạn Thư được đem vào như một phạm nhân, Thúy Kiều vẫn chào hỏi và xưng là “ tiểu thư” như trước kia trong khi hiện tại vị thế của hai người đã có sự thay đổi.

Sau đó, Thúy Kiều đã chỉ đích danh về bộ mặt của Hoạn Thư, một người vợ độc ác, nham hiểm hiếm có trong giới nữ lưu.

Nguyễn Du sử dụng biện pháp hoán dụ “ tay”, “mặt”, “gan” để khẳng định sự ghê gớm của Hoạn Thư cũng như báo trước cho Hoạn Thư những gì mà Kiều đã trải qua sẽ trả oán hết cho Hoạn Thư.

=> Sự đay nghiến, mỉa mai của Kiều dành cho Hoạn Thư càng cho thấy quyết tâm báo oán của nàng. Thúy Kiều quyết tâm trừng trị Hoạn Thư rõ ràng và dứt khoát.

 

Câu 3 trang 108 SGK Ngữ Văn 9 tập 1

Đề bài: Trước những thái độ của Kiều, Hoạn thư đã xử trí như thế nào? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Các em học sinh hãy tìm hiểu:

– Trình tự về lí lẽ của Hoạn Thư.

– Các lí lẽ ấy đã tác động đến Kiều như thế nào?

– Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?

Hướng dẫn giải

– Thái độ của Hoạn Thư sau khi nghe Kiều nói: Hoạn Thư sợ đến nỗi “ hồn lạc phách siêu” => Tuy nhiên Hoạn Thư cũng là người khôn ngoan nên ả ta đã ngay lập tức bình tĩnh để tự biện minh, gỡ tội cho bản thân mình.

– Trình tự lý lẽ gỡ tội của Hoạn Thư:
Hoạn Thư đầu tiên nói về số phận của đàn bà để gợi lên sự đồng cảm của Thúy Kiều. Hoạn Thư đã đưa mình và Thúy Kiều đều là những người cùng giới và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Tiếp đó, Hoạn Thư trần tình chuyện ghen tuông trong tình cảm là điều không thể tránh khỏi. Ả ta đã khéo léo kéo chuyện ghen tuông là chuyện chung của phái nữ. Nếu Kiều khép ả vào tội này thì tất cả phụ nữ trên thế gian cũng phải cùng chịu tội danh này.

Hoạn Thư kể lể về những ơn nghĩa của mình đối với Thúy Kiều: Chuyện ả cho Kiều ra gác Quan m để biết kinh rồi chuyện Kiều chạy trốn ả cũng không hề đuổi theo bắt lại. Hoạn Thư còn lấy lòng Thúy Kiều rằng ả vẫn rất kính yêu nhưng do chung chồng nên khó mà chiều theo ý.

Cuối cùng, Hoạn Thư cũng tự nhận tội của mình là “ gây tội chông gai” và xin Thúy Kiều mở rộng lòng khoan hồng cho ả.

=> Sự khôn khéo của Hoạn Thư đã đưa ra những lí lẽ vô cùng chặt chẽ và tác động mạnh đến Thúy Kiều. Chính những lí lẽ hùng hồn đó khiến việc quyết tâm báo oán của Thúy Kiều chuyển thành tha bổng cho Hoạn Thư. Qua những lí lẽ đó, chúng ta thấy được sự khôn ngoan của Hoạn Thư đúng như những gì mà Thúy Kiều đã nhận xét vể ả ở những câu thơ “ Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

 

Câu 4 trang 108 SGK Ngữ Văn 9 tập 1

Đề bài: Tại sao Thuý Kiều lại tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Thúy Kiều có hợp lí hay không, là đúng hay đáng trách? Hãy lý giải lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?

Hướng dẫn giải

– Những lời lẽ khôn ngoan, lập luận từ chung đến riêng của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tội:
+ Ghen tuông là bản tính của đàn bà, đặc biệt trong chuyện chung chồng, việc ghen tuông là hoàn toàn có căn cứ, không thể định tội.
+ Hoạn Thư chủ động nhận lỗi, không trốn tránh
+ Hoạn Thư xin Kiều khoan hồng “ Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”

=> Từ cách trần tình chặt chẽ của Hoạn Thư, nếu Kiều vẫn quyết xử tội thì nàng sẽ bị người đời coi là kẻ nhỏ nhen, cố chấp. Hơn nữa Thúy Kiều cũng là người con gái giàu lòng vị tha, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà cũng rộng lượng với kẻ thù của mình.

=> Nguyễn Du lựa chọn để Kiều tha bổng cho Hoạn Thư ( khác với trong truyện là Kiều trừng phạt dã man Hoạn Thư) đã thấy được tinh thần nhân đạo, độ lượng của tác giả.

 

Câu hỏi 5 trang 109 SGK Ngữ Văn 9 tập 1

Đề bài: Hãy chỉ ra tính cách của 2 nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư

Hướng dẫn giải

Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, chúng ta đã thấy được tính cách của hai nhân vật nữ Thúy Kiều và Hoạn Thư:

Thúy Kiều: Là người phụ nữ trọng ân tình, giàu lòng vị tha. Đối với Thúc Sinh, nàng không hề oán trách việc lừa dối đã có vợ cũng như không bảo vệ Kiều mà chỉ nghĩ đến việc đền ơn cho chàng. Đối với Hoạn Thư, dù muốn báo oán nhưng bản tính lương thiện đã khiến cô không thể ra tay. Việc Kiều tha bổng cho Hoạn Thư cũng chứng tỏ nàng là một con người hiểu lí lẽ, rộng lượng, không cố chấp và nhỏ nhen.

Hoạn Thư: Là một người phụ nữ khôn ngoan nhưng cũng vô cùng nham hiểm. Mặc dù trong tình huống bị định tội khiến cho “hồn siêu phách lạc” nhưng Hoạn Thư vẫn nhanh chóng lấy lại bình tĩnh là dùng lí lẽ của mình để thuyết phục Thúy Kiều tha bổng cho mình.

 

III. Soạn bài Kiều báo ân báo oán: Phần hướng dẫn luyện tập

Đề bài: Hãy phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lý, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

Hướng dẫn giải:

Biểu hiện của Thúy Kiều: Có yêu, có ghét rõ ràng, có khi rất ôn hòa, có khi rất cương quyết và cứng rắn: nàng báo đáp Thúc Sinh đã có ơn, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư đã gây ra bao đau khổ cho nàng.

Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo đức: cô là người có đạo đức nên sẽ báo đáp người đã cưu mang mình, đồng thời tha thứ cho tội lỗi của Hoạn Thư vì Kiều cũng tự biết số phận của phụ nữ chuyện ghen tuông là chuyện bình thường.

Biểu hiện của Hoạn Thư: Trước sau, Hoạn Thư là một người thông minh, xảo quyệt. Mặc dù sợ Thúy Kiều buộc tội, ả đã khéo léo nghĩ ra một cái cớ để thoát khỏi cảm giác tội lỗi của mình và sử dụng sự đồng cảm của Thúy Kiều: Hoạn Thư cũng rất yêu thích và khâm phục tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chung chồng thì chẳng ai chịu được nên chuyện ghen tuông cũng là lẽ thường tình.

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán được trình bày mạch lạc, rõ ràng, đầy đủ nội dung, dễ hiểu và dễ lắm bắt cho các em học sinh. Từ đó giúp các em học sinh tham khảo trước nội dung bài học trước khi đến trường, giúp các em nhớ bài một cách hệ thống và hiệu quả hơn.