Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (Trích Truyện Kiều)

0
683
ket-bai-ma-giam-sinh-mua-Kieu

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều ( Trích Truyện Kiều) của tác giả Nguyễn Du được HOCMAI tổng hợp và biên tập lại. Chúc các em học sinh có thêm những tài liệu hay về kết bài để tham khảo cho bài văn cảm nhận, phân tích của mình.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều

Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Mở bài Mã Giám Sinh mua Kiều

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 1 

Những hình ảnh buôn bán người thật đau lòng và nhắc nhở chúng ta về những phiên chợ nô lệ tàn bạo trong lịch sử. Nhà văn Nguyễn Du đã cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, khách quan khi miêu tả, nhưng sự tức giận và xót xa không thể kìm nén được trước những gì đang diễn tra trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nguyễn Du đã lên án một cách nghiêm khắc một xã hội tàn nhẫn chà đạp lên quyền con người mà nạn nhân bi thảm nhất chính là những người phụ nữ.

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 2

Tóm lại, đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã vạch trần một xã hội ăn thịt người, khi mà con người chỉ như những mớ rau ngoài chợ bị đem ra mua bán, cò kè thêm bớt. Đoạn trích vừa miêu tả sự giả dối, xấu xa của kẻ buôn người tên Mã Giám Sinh nhưng cũng vừa miêu tả tâm trạng đớn đau cho số phận của Thúy Kiều. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 3 

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều không chỉ miêu tả sự xấu xa đê tiện của những kẻ buôn người mạo danh mà còn là sự chết lặng của Thúy Kiều trước sự bất hạnh của cuộc đời. Đoạn trích đã tố cáo một xã hội phong kiến với sức nặng đồng tiền có thể chà đạp lên phẩm giá của một con người và nỗi xót thương của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 4 

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du trong việc miêu tả cảnh mua bán người của bọn buôn người là Mã Giám Sinh và bà mối. Với lối miêu tả  hiện thực và tỉ mỉ với tài biến hóa ngôn từ có sắc thái biểu cảm ấn tượng, Nguyễn Du lột trần bản chất của những kẻ buôn người xấu xa, đê tiện. Bên cạnh đó là sự đau đớn, xót thương cho nhân phẩm người phụ nữ bị đồng tiền chà đạp. Tựu chung lại, cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều vừa có giá trị phê phán hiện thực, vừa mang đầy tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 5 

Qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều “, độc giả không chỉ cảm nhận được số phận đau khổ, bi thảm của Thúy Kiều mà còn thấy rõ bản chất của Mã Giám Sinh, một tay buôn người đê tiện nhưng đóng giả người có học một cách lố bịch. Nguyễn Du đã vạch trần bản chất của một xã hội bẩn thỉu, “ăn thịt người”, nơi đồng tiền được dùng làm công cụ để áp bức, bất chấp tính mạng, giá trị của con người.

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 6 

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã khắc họa lại một cảnh tượng mua bán người lố bịch nhưng cũng đầy bi ai. Thông qua ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du khắc họa tính cách nhân vật Mã Giám Sinh. Tác giả vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của tên buôn người họ Mã, từ đó lên án những thế lực xấu xa, dã man chà đạp lên tài năng và phẩm giá của người phụ nữ. Đồng thời, ông cũng  bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với Thúy Kiều vì những đau khổ bất công mà cô ấy phải chịu đựng ngay từ giây phút bán mình chuộc cha. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 7 

Tóm lại, đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã làm nổi bật lên một cuộc mua bán vô nhân đạo khi mà số phận của con người bị thế lực đồng tiền chà đạp. Với lối miêu tả đặc sắc, Nguyễn Du đã khắc họa chân dung giả dối của kẻ buôn người thông qua những cử chỉ, hành động, lời nói và tướng mạo. Không những thế, đoạn trích còn thể hiện được tâm trạng đau xót của Thúy Kiều, khi bản thân chỉ là một món hàng không hơn không kém. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 8 

Nguyễn Du đã khắc họa chân dungnhân vật thông qua ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại. Từ đó ông đã vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Mã Giám Sinh và đồng thời lên án các thế lực xấu xa đã chà đạp dã man tài năng và nhân phẩm của phụ nữ  với đại diện là Thúy Kiều. Hơn nữa, Nguyễn Du cũng đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất đối với những đau khổ bất công mà Kiều phải chịu đựng. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 9 

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều là một minh chứng cho tài năng miêu tả tâm lí và miêu tả nhân vật tài tình của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều là một trong rất nhiều tiếng khóc thương tiếc cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, đó là sự phản bác âm thầm nhưng không kém phần mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến ​​suy đồi đã sản sinh ra những kẻ phản diện như Mã Giám Sinh, sẵn sàng chà đạp nhân phẩm con người một cách thô bạo vì lợi ích cá nhân. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 10 

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã phơi bày bản chất thương nhân hèn hạ, đê hèn của Mã Giám Sinh và tâm trạng tủi nhục, đau khổ của Kiều. Trong cuộc mua bán ấy, Kiều không hơn gì một món hàng. Đoạn trích là bức tranh chân thực về chế độ phong kiến ​​thối nát đã đẩy người phụ nữ đến kết cục bi thảm. 

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 11

Tổng kết lại, Nguyễn Du đã vẽ thành công bức chân dung tiêu biểu và sống động về Mã Giám Sinh bằng ngòi bút miêu tả điêu luyện của ông. Bức chân dung của Mã Giám Sinh không còn là một nhân vật trong thơ ca mà giống như những con người thực ở bên ngoài xã họi. Bên cạnh đó, với bút pháp đậm nét, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng tủi nhục và cay đắng của Thúy Kiều khi bị xem là món hàng. Cùng với lối sử dụng ngôn ngữ đỉnh cao và sự thấu hiểu phân tích và miêu tả tâm lý con người trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, chúng ta thấy rằng Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi của nghệ thuật miêu tả chân dung và tâm lý nhân vật.  

 

Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) 12 

“Mã Giám Sinh mua Kiều” được trích trong bài thơ  “Truyện Kiều ” của nhà thơ Nguyễn Du.  Đoạn trích như một màn bi hài kịch với sự giả dối của tên buôn người Mã Giám Sinh và sự đau đớn khi nhân phẩm bị chà đạp của Thúy Kiều. Có thể thấy, để viết lên một màn độc đáo như vậy chắc chỉ có tài năng miêu tả của Nguyễn Du mới có thể làm được.  Nhìn chung, đoạn trích cũng đã phần nào thể hiện được tinh thần nhân đạo của tác giả : luôn đau xót cho số phận con người và phê phán xã hội phong kiến thối nát. 

Để nâng cao kỹ năng viết văn, bên cạnh việc nắm vững những kiến thức về bài học thì việc tham khảo các bài văn hay để có thêm ý tưởng cho chính bài văn của mình. Hy vọng với những gợi ý Kết bài Mã Giám Sinh mua Kiều của HOCMAI, các em học sinh sẽ viết được những kết bài hay nhất, ấn tượng nhất.