Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

0
3452
ket-bai-kieu-o-lau-ngung-bich

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều) được HOCMAI tuyển chọn 12 kết bài hay nhất làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh. Những mẫu kết bài được viết theo nhiều cách khác nhau sẽ giúp các em học sinh tích lũy thêm nhiều cách viết kết bài cho các bài văn cảm nhận, phân tích của mình. 

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Mở bài Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Kết bài cảnh ngày xuân

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 1

Nguyễn Du rất giỏi trong việc miêu tả phong cảnh và nội tâm con người. Trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích không có ai bên cạnh, chỉ làm bạn với thiên nhiên, trăng núi và cuộc sống tuần hoàn hàng ngày. Nếu không đồng cảm với Thúy Kiều, có lẽ Nguyễn Du sẽ không thể diễn tả hết tâm trạng và hoàn cảnh của nàng. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 2

Nhà thơ Nguyễn Du rất điêu luyện khi miêu tả phong cảnh và tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Từng nét vẽ tự nhiên trong đoạn trích không chỉ gợi lên khung cảnh hoang vắng, hiu quạnh ở lầu Ngưng Bích  mà còn truyền cảm tinh tế và biểu hiện tâm trạng của Thúy Kiều. Cũng qua đoạn trích này, người đọc cảm nhận sâu sắc sự cô đơn, tủi hờn và đau đớn và sợ hãi của Kiều khi thân phận một cô gái yếu đuối phải đối mặt với ngã rẽ và sự vùi dập khủng khiếp của cuộc đời. Đằng sau sự thành công của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người, bênh vực và cảm thông cho những người bất hạnh của Nguyễn Du. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 3

Có lẽ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ khiến độc giả mãi không quên được bức tranh thiên nhiên cũng như bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều. Để vẽ lên một bức tranh như vậy thì chắc chỉ có ngòi bút điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du mới có thể làm được. Tóm lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích càng khẳng định tài năng và tấm lòng của đại thi hào Nguyễn Du. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 4

Có thể thấy, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cảnh vật nào trong mắt Kiều cũng đượm một nỗi buồn khó tả giống như tâm trạng của chính nàng. Giống như câu “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, có lẽ tâm trạng của Kiều đã ảnh hưởng đến khung cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích. Một lần nữa Nguyễn Du lại khẳng định bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện của mình, khiến người đọc dường như đắm chìm vào thế giới nội tâm của Thúy Kiều khi đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 5

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích một lần nữa khẳng định khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thục và điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng một loạt các từ láy gợi tả khung cảnh thiên nhiên kết hợp với điệp ngữ “ buồn trông” để tô điểm cho bức tranh tâm trạng của Thúy Kiều. Một đoạn trích rất chữ tình và tràn ngập cảm hứng nhân đạo sâu sắc.

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 6

Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết trong Truyện Kiều rằng: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hai câu thơ trên đã miêu tả rất chân thực nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của ông trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Từ bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hoang vắng của núi rừng, mây trời phía trên lầu Ngưng Bích, nhà thơ Nguyễn Du vốn đã rất tinh tế khi dùng chính bức tranh ấy để làm nổi bật lên bức tranh đầy xúc động về tâm trạng đau đớn, tủi nhục, sự lo lắng về tương lai của Thúy Kiều. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 7

Tóm lại, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể coi là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã phát huy tài năng của mình đến cực hạn để viết ra những vần thơ hay và đậm chất nhân đạo đến thế. Qua đoạn trích, chúng ta lại càng hiểu thêm về Kiều, nàng không chỉ là người con gái tài sắc mà còn có tấm lòng hiếu thảo, chung thủy và giàu lòng vị tha. Đọc Kiều ở lầu Ngưng Bích, chúng ta lại càng căm hận chế độ phong kiến đẩy con người vào tuyệt cảnh. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 8

Đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên, tiếp đến là lời độc thoại của nhân vật và kết thúc cũng bằng bức tranh thiên nhiên. Đoạn trích đã thể hiện phong cách thơ độc đáo của Nguyễn Du –  đại thi hào dân tộc, đồng thời khiến chúng ta đồng cảm sâu sắc với số phận của nhân vật đầu đau khổ của Thúy Kiều. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 9

Tóm lại, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là bức tranh nghệ thuật miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều rất thành công của Nguyễn Du. Bên cạnh đó, đoạn trích cũng đã thành công gợi được sự động cảm của bạn đọc về số phận của Kiều sau khi bị bán và giam lỏng trong lầu Ngưng Bích. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 10

Có thể nói, “Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn trích tinh tế và xúc động nhất để miêu tả tâm trạng đau khổ và đáng thương của Kiều trước cơn bão tố khủng khiếp của cuộc đời. Nhà thơ vĩ đại Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, làm nổi bật tâm hồn trĩu nặng với cảnh vật thiên nhiên, chan chứa cảm xúc của con người và hình ảnh ẩn dụ độc đáo. Qua đoạn trích, ta cũng thấy được niềm thương cảm của nhà thơ đối với những số phận bất hạnh trong cuộc đời và tấm lòng nhân đạo sâu sắc.

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 11

Nguyên Du đã vẽ nên một khung cảnh tâm trạng đặc biệt bằng ngòi bút của mình, mang đến cho độc giả những câu thơ hay nhất diễn tả tâm trạng cô đơn và đau khổ của Thúy Kiều. Đồng thời, ta cũng thấy được tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với người con gái xinh đẹp nhưng chịu nhiều bất hạnh. 

 

Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích tác phẩm Truyện Kiều) số 12

Bằng bút pháp điêu luyện và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Du đã khéo léo khắc họa bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nàng qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đến với phần 2 của truyện thơ, Thúy Kiều bị cuốn đi bởi cơn bão khắc nghiệt của cuộc đời. Tại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chúng ta đã chứng kiến ​​tâm trạng của Thúy Kiều từ nhớ Kim Trọng, người thân rồi đến nỗi tủi nhục, lo lắng và sợ hãi. Đây cũng là thành công của Nguyễn Du trong việc định hình thế giới nội tâm của Thúy Kiều rất chân thực và tự nhiên, đến mức người đọc như được chứng kiến ​​và cảm nhận từng sự thay đổi trong tâm trạng, tình cảm của cô.

Như vậy với những gợi ý xây dựng kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo cho bài văn của mình. Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích thể hiện được tài năng sử dụng ngôn từ bậc nhất của Nguyễn Du.