Kết bài Cảnh ngày xuân ( Trích tác phẩm Truyện Kiều)

0
722
ket-bai-canh-ngay-xuan

HOCMAI sẽ gửi đến các bạn học sinh lớp 9 kết bài Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du dưới đây. Những gợi ý kết bài dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo để tổng kết bài văn của mình hay, ngắn gọn và súc tích, tạo được ấn tượng tốt với người chấm bài, đọc bài. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Cảnh ngày xuân

Soạn bài cảnh ngày xuân

Mở bài cảnh ngày xuân

Kết bài Chị em Thúy Kiều

 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 1 

Tóm lại, trong đoạn trích cảnh ngày xuân, Nguyễn Du không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấn tượng mà còn miêu tả nội tâm nhân vật rất suất sắc. Việc sử dụng nhiều từ láy giàu sức gợi hình giúp cho bức tranh mà tác giả miêu tả thêm phần tươi sáng và gợi hình. Cảnh ngày xuân đúng như tên gọi của đoạn trích, bức tranh ngày xuân hiện ra không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là lễ hội đầu năm đầy hứng khởi, tươi vui nhưng cũng đậm chất văn hóa truyền thống. 

 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 2

Đoạn trích Cảnh ngày xuân là tuyệt bút trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Theo trình tự thời gian của chuyến du xuân với kết cấu hợp lí, Nguyễn Du đã phác hoạ được toàn cảnh thiên nhiên tươi đẹp  và lễ hội mùa xuân đầy hứng khởi, tươi vui. Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình dáng, từ ngữ gợi hình, tính từ miêu tả màu sắc, từ ghép… và nghệ thuật chấm phá đầy cảm hứng thi ca giúp cảnh ngày xuân trở lên vô cùng đẹp mắt và ấn tượng. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 3

Nguyễn Du là một nhà thơ vô cung tinh tế có một tâm hồn nhạy cảm và chất thơ rất nghệ thuật. Điều đó đã thể thiện trong chính bức tranh thiên nhiên mùa xuân khi miêu tả một cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. Không cần ngôn ngữ hoa lệ, chỉ một vài nét chấm phá đã đưa bức tranh thiên nhiên lên hàng tuyệt tác. Có lẽ chính tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người đã tạo cảm hứng cho Nguyễn Du để ông có thể vẽ lên một bức tranh đẹp như vậy bằng ngôn từ hết sức độc đáo của mình. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 4

Cảnh ngày xuân có lẽ là một trong những cảnh thơ đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên trong sáng mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong buổi lễ thanh minh truyền thống và  ý nghĩa. Và Nguyễn Du cũng đã thể hiện tài năng của mình trong việc tạo ra một bức tranh miêu tả cảnh đẹp mùa xuân tinh tế chỉ bằng vài nét chấm phá đơn giản của biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 5

Như vậy, có thể thấy cảnh ngày xuân được miêu tả hết sức rực rỡ dưới bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo của đại thi hào Nguyễn Du. Vẻ đẹp ngày xuân đó làm người đọc phải thấy rung động trước tuyệt tác của thiên nhiên. Nguyễn Du đã rất thành công trong việc xây dựng lên một bức tranh tươi đẹp về mùa xuân, lễ hội và cuộc du xuân ý nghĩa của chị em Thúy Kiều. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 6

Tóm lại, với hệ thống từ ghép và láy giàu hình tượng, giàu sức gợi khiến đoạn trích  “Cảnh ngày xuân” xứng đáng là một bức tranh đẹp bậc nhất, tạo được sức hút đối với người xem. Thời gian, không gian và cảnh vật mùa xuân qua nét vẽ tự nhiên của Nguyễn Du trở lên rõ ràng, tươi sáng nhưng đồng thời cũng nhuộm màu tâm trạng khi ánh chiều tà của cuộc du xuân được nhắc đến. Chính cách tả cảnh ngụ tình đầy ẩn ý của Nguyễn Du đã đưa tên tuổi của đại thi hào đến gần hơn một bước trong lòng năm độc giả trong và ngoài nước sau hàng trăm năm. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 7

Kết lại, đoạn trích cảnh ngày xuân sử dụng ngôn ngữ giản dị và những hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng dưới sự tài tình và tài năng nghệ thuật thơ ca độc đáo, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi sáng cùng khung cảnh lễ hội náo nhiệt, tươi vui. Đặc biệt đoạn trích Cảnh ngày xuân còn cho chúng ta thấy một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước sự thay đổi của thiên nhiên dường như trầm lặng hơn báo hiệu một tương lai không yên ả của chị em Thúy Kiều. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 8

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã thể hiện rõ nét độc đáo và tài năng nghệ thuật thiên bẩm của đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng. Sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc và một vài nét chấm phá ấn tượng, Nguyễn Du đã mang đến một Lễ hội mùa xuân sôi động, rực rỡ, vui tươi và sống động thông qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du còn khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của con người trước những biến đổi của thiên nhiên, ở đây là tâm trạng của hai chị em Thúy Kiều sau khi đi du xuân trở về.

Kết bài Cảnh ngày xuân số 9

Mùa xuân là đề tài quen thuộc của các nhà thơ nhà văn và cũng có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về vẻ đẹp của mùa xuân. Tuy nhiên, Nguyễn Du lại là một tác giả vô cùng đặc biệt khi miêu tả cảnh ngày xuân chỉ với vài nét chấm phá trong đoạn trích Cảnh ngày xuân miêu tả lại cuộc du xuân của hại chị em Thúy Kiều.  Việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khiến cho đoạn trích trở thành một đoạn thơ tiêu biểu của Nguyễn Du về cách miêu tả thiên nhiên tài tình. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 10

“Cảnh ngày xuân” được coi là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất miêu tả cảnh vật trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du . Với sự nhạy bén trong cảm nhận và tinh tế trong cách truyền tải, cách thể hiện của Nguyễn Du khiến người đọc như lạc vào không gian mùa xuân rộng lớn tươi đẹp. Bức tranh về mùa xuân của Nguyễn Du sống động, giàu sức gợi hình và gợi cảm cùng với việc miêu tả lại khung cảnh lễ hội thanh minh truyên thống.  Bởi thế, người đọc không chỉ bất ngờ và say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được sống lại những kỷ niệm thân thương, gần gũi nhất. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 11

Nguyễn Du  với phong cách nghệ thuật và khả năng tả cảnh độc đáo của mình, đã dùng những từ ngữ được chắt lọc nhất để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân một cách sinh động, khiến người đọc  có thể cảm nhận được cảnh sắc của mùa xuân hiện lên vẻ đẹp tươi tắn, hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Cùng với đó là khung cảnh của lễ thanh minh, hội đạp thanh của con người hết sức hài hòa nhưng cũng rộn rã, vui tươi. 

Kết bài Cảnh ngày xuân số 12

Đại thi hào Nguyễn Du đã có dịp “bộc lộ” tài năng miêu tả bậc thầy của mình qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” . Sử dụng những hình ảnh quen thuộc Nguyễn Du đã dựng lên một bức tranh ngày xuân hết sức tươi đẹp  trước mắt người đọc. Những cánh én bay lượn, những thảm cỏ xanh mướt, những cánh hoa lê trắng ngần giữa thiên nhiên trong lành và bao la. Tuy nhiên, trong bức tranh mùa xuân ấy, điều đặc biệt nhất không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất trời mà còn là bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình – Thúy Kiều, sự náo nức và hòa mình vào không khí của lễ hội mùa xuân, niềm vui, sự tiếc nuối và nỗi buồn khi kết thúc lễ hội. 

Bức tranh cảnh ngày xuân của đại thi hào Nguyễn Du trích trong Truyện Kiều đã miêu tả khung cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân với vẻ đẹp của thiên nhiên cùng niềm vui tham gia lễ hội ý nghĩa đầu năm. Kết bài cảnh ngày xuân tổng kết lại một lần nữa nội dung, biện pháp nghệ thuật mà Nguyễn Du đã sử dụng.