Để giúp bài văn của các em có một cái kết hoàn thiện nhất cho tác phẩm “Nhớ rừng”, Hocmai xin chia sẻ tới các em tham khảo những kết bài “Nhớ rừng” hay nhất dưới đây. Lưu ý dựa vào từng nội dung và chủ đề các em viết, kết bài cũng sẽ có hướng triển khai và “kết” khác nhau. Mời các em cùng tham khảo!
Tham khảo ngay:
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 1
Tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ được coi là một bước ngoặt lớn trong nền thi ca Việt Nam đương đại. Với sức sáng tạo nghệ thuật độc đáo và mãnh liệt của mình, Thế Lữ không chỉ thành công trong việc xây dựng hình tượng một hình ảnh chúa sơn lâm oai hùng, đẹp đẽ đầy bi tráng khi không thể thoát khỏi cảnh ngục tù trong vườn bách thú, mà còn thể hiện xuất sắc niềm khao khát tự do, tinh thần bất khuất không bao giờ cúi đầu trước số phận của con hổ nói riêng và của cả người dân Việt Nam đương thời.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 2
Mượn lời con hổ bị giam cầm nơi vườn bách thú, nhà thơ Thế Lữ đã xuất sắc thể hiện tâm trạng đau buồn, tiếc nuối về một thời trị vì cánh rừng bạt ngàn của một chúa sơn lâm đầy oai vệ. Đồng thời thông qua đó tác giả gửi gắm ẩn giấu khao khát, tinh thần yêu nước của những dân Việt Nam trong quãng thời gian bị xâm lược, áp bức. Do đó tiếng lòng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” cũng chính là tiếng lòng của nhân dân ta lúc bấy giờ. Cái ấn tượng nhất của tác phẩm chính là ở chỗ đó!
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 3
Bài thơ “Nhớ rừng” không chỉ là lời ca thán tiếc nuối về một thời thống trị rừng xanh của con hổ, mà còn là một tuyên bố khao khát được sống, được tự do của nhân dân ta trong khốn cảnh đất nước phải mang nhiều xiềng xích nô lệ. Tâm trạng uất nghẹn, tủi nhục, đau đớn, khinh thường,… của chúa sơn lâm bị mất tự do trong tác phẩm cũng chính là tiếng lòng của người dân Việt Nam ta thời ấy.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 4
Tóm lại, tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ không chỉ rất thành công về mặt nghệ thuật mà còn rất thành công trong việc khai thác & thể hiện nội dung – chính là tiếng lòng phẫn uất, tủi nhục và tiếc nuối của con hổ bị nhốt trong cũi sắt. Thông qua tiếng lòng con hổ, tác giả đã rất khéo léo thể hiện tiếng lòng của cả dân tộc Việt Nam đương thời lúc bấy giờ đang phải chịu nhiều áp bức từ quân xâm lược. Thế Lữ đã nói lên rất đúng tinh thần, tâm trạng cực cùng và khao khát tự do hòa bình của toàn thể nhân dân Việt Nam đương thời một cách ẩn ý khéo léo, khẳng định thêm “chất Thế Lữ” trong văn thơ riêng của mình.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 5
Với một hồn thơ mới, đầy sức sống cùng nghệ thuật sử dụng vốn từ vô cùng cao tay tài tình của Thế Lữ, bài thơ “Nhớ rừng” đã thật sự thành công khi không chỉ nói lên nỗi lòng tủi hờn, uất nghẹn, chán ghét và khao khát tự do của con hổ trong vườn bách thú, mà còn là ẩn ý thay lời dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất trong thời điểm quân xâm lược hoành hành. Với những giá trị trường tồn trong tác phẩm, không có gì lạ khi tác phẩm “Nhớ rừng” có thể nhanh chóng chinh phục được trái tim người đọc một cách dễ dàng.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 6
Xuyên suốt toàn bộ bài thơ “Nhớ Rừng” là một khúc bi tráng, hùng hồn mà đầy ắp chất lãng mạn và nhịp điệu. Tác giả Thế Lữ đã thật khéo léo trong việc “điều khiển quân Việt ngữ” của mình để sáng tác ra một áng thơ nổi bật nhất trong phong trào Thơ mới làm xiêu lòng bao thế hệ. Đặc biệt dù sử dụng thể thơ 8 chữ truyền thống, song những ý thơ, những câu từ trong tác phẩm của ông đều rất mới mẻ, rất Thế Lữ, như thể ông đang tạo lại dáng hình cho tiếng Việt vậy!
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 7
Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ không chỉ là một “cột mốc” cho sự chuyển mình của thơ ca Việt Nam đương đại, mà còn có ý nghĩa như một tiếng chuông, một lời kêu gọi thức tỉnh tinh thần yêu nước của thế hệ người Việt trẻ bấy giờ. Bài thơ chính là sự cổ vũ mạnh mẽ đầy cảm xúc và cảm hứng làm lay động trái tim mỗi người, thôi thúc chúng ta luôn kiên trung bất khuất, không bao giờ đầu hàng số phận để giành lại sự tự do cho chính mình.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 8
Bài thơ “Nhớ rừng” thật sự là một tác phẩm vô cùng giá trị khi ở thời điểm bài thơ ra đời nó đã đại diện cho khát vọng được sống, khát vọng được tự do không chỉ của chúa sơn lâm sa cơ nơi vườn bách thú, mà còn là của cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Và đặc biệt tác phẩm cũng là nơi tác giả kín đáo thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng được độc lập, được tự do của mình.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 9
Con hổ – nhân vật chính trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam đương thời: bế tắc, bị giam cầm, giày xéo trong xiềng xích xâm lược, chán ghét, khinh thường chế độ cai trị thời đó. Song dù có mất đi môi trường sống, con hổ vẫn luôn nhớ về một thời cai trị cánh rừng của mình, luôn giữ vững lòng tin và tinh thần khao khát tự do, không khuất phục trước nghịch cảnh hiện tại.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 10
Tác phẩm “Nhớ rừng” có một đặc điểm rất giống với “Thề non nước” hay “Muốn làm thằng Cuội”, đó là cách thể hiện tư tưởng và cảm xúc của nhân vật gián tiếp mà vô cùng sắc sảo, tinh tế, đầy ý vị. Thông qua tác phẩm, Thế Lữ đã xây dựng hình tượng chúa sơn lâm bị nhốt trong cũi sắt với nỗi nhớ rừng, nỗi đau sa cơ, nỗi uất nghẹn khi bị con người coi thường rất thành công. Đây cũng chính là bi kịch thực tế của dân tộc ta lúc bấy giờ phải chịu cảnh bị xâm lược.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 11
Thông qua hình tượng con hổ sa cơ, khinh ghét thực tại tầm thường đang bị nhốt trong cũi sắt, Thế Lữ đã rất khéo léo gửi gắm tình yêu đất nước đặc biệt của mình vào hồn thơ Nhớ rừng, đồng thời thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt, tinh thần tự lực tự cường không khuất phục đầu hàng số phận lúc bấy giờ của chính ông nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Mẫu kết bài Nhớ rừng số 12
Bằng bút pháp và tài năng của mình, nhà thơ Thế Lữ đã cho người đọc thấy được hình ảnh một chúa sơn lâm oai vệ, hùng tráng dù ở trong nghịch cảnh vẫn luôn có khát vọng tự do về lại với cánh rừng của mình. Đây không chỉ là tinh thần của con hổ mà còn là tinh thần chung của toàn thể nhân dân ta trong giai đoạn đất nước bị xâm lược đô hộ. Một tinh thần yêu nước mãnh liệt, một niềm tin vững vàng, kiên trung nhưng cũng đầy chất lãng mạn, tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp vô cùng độc đáo cho áng thơ trường tồn này!
Trên đây là những gợi ý cho kết bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Hi vọng với những gợi ý tham khảo của Hocmai, các em sẽ hoàn thành bài viết phân tích của mình một cách trọn vẹn nhất bổ sung thêm kiến thức về vốn từ trong quá trình Soạn văn 8.