Soạn bài Câu nghi vấn

0
1027
soan-bai-cau-nghi-van

Trong hệ thống ngôn ngữ của Việt Nam có rất nhiều loại câu như câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn, câu rút gọn,… Trong phần soạn bài câu nghi vấn mời các em cùng Hocmai tìm hiểu chi tiết kiến thức, ứng dụng cơ bản và gợi ý phần giải bài tập của loại câu nghi vấn. Hi vọng rằng với phần gợi ý chi tiết này sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm trong bài.  

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Nhớ rừng

 

I. KIẾN THỨC BÀI HỌC CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm câu nghi vấn

Câu nghi vấn là loại một loại câu trong hệ thống từ vựng Việt Nam, được sử dụng nhiều trong đời sống và văn học. Với chức năng chính là được dùng để hỏi, câu nghi vấn được đặt ra để hỏi về một sự vật, sự việc, hiện tượng,… và cần được giải đáp, trả lời. 

2. Đặc trưng của câu nghi vấn

Đặc điểm hình thức – “Dấu hiệu” nhận biết của một câu nghi vấn cơ bản gồm:

– Chứa các từ nghi vấn dùng để hỏi như “ai”, “cái gì”, “không”, “ở đâu”, “tại sao”, “lúc nào”, “làm sao”, “nào”, “sao”, “bao giờ”, “khi nào”, “bao nhiêu”, “bao lâu”,…

– Chứa các tình thái từ nghi vấn như “à”, “ừ”, “hả”, “chứ”, “thế”, “chưa”,…

– Từ “Hay” khi được đặt trong mối quan hệ lựa chọn. 

– Một số câu nghi vấn chứa cặp từ “có … không”, “đã… chưa”… 

– Có dấu hỏi chấm (?) kết thúc mỗi câu hỏi.

– Chức năng chính: Hỏi, đặt câu nghi vấn đối với một hay nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng, đối tượng được hướng đến.

– Khi trình bày bằng văn bản, câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?).

3. Đặc điểm hình thức & chức năng chính 

Đọc và phân tích đoạn trích sau trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:

– Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:

– Không đau con ạ!

– Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?” 

  1. a) Đâu là câu nghi vấn trong đoạn trích trên? Những “dấu hiệu” nào trong câu đã cho em biết điều đó?
  2. b) Mục đích của những câu nghi vấn trong đoạn trích trên là gì?

 

Trả lời:

  1. a) Trong đoạn trích trên của tác phẩm “Tắt đèn”, câu nghi vấn là:

“Sáng nay người ta đấm u có đau không?”

– “Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?”

– “Hay là u thương chúng con đói quá?

→ Nhận biết câu nghi vấn dựa vào đặc điểm hình thức: 

+ Có dấu hỏi chấm (?) cuối mỗi câu hội thoại.

+ Có các từ nghi vấn trong câu: “không”, “hay”, “làm sao”.

 

  1. b) 3 câu nghi vấn trên đều được dùng để hỏi, trong hoàn cảnh chị Dậu về nhà và thấy chị khóc, cái Tí – con gái đầu của anh chị Dậu đã hỏi mẹ.

II. PHẦN LUYỆN TẬP

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 11): Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Chỉ rõ những đặc điểm hình thức của câu nghi vấn trong câu đó.

Các em tham khảo thêm nội dung trong sách giáo khoa trang 11 Ngữ Văn lớp 8 tập 2 nhé!

Hướng dẫn giải:

* Câu nghi vấn trong 4 đoạn văn trên:

– Đoạn văn a): “Chị khất tiền sưu… phải không?”

→ Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn “phải không” và có dấu hỏi chấm (?) sau câu hội thoại.

– Đoạn văn b): “Tại sao… như thế?”

→ Đặc điểm hình thức: có cặp từ nghi vấn “tại sao… như thế” và có dấu hỏi chấm (?) sau câu văn.

– Đoạn văn c): “Văn là gì?”, “Chương là gì?”

→ Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn “là gì” và có dấu hỏi chấm (?) sau câu văn.

– Đoạn văn d):

+ “Chú mình… không?”

+ “Đùa trò gì?”

+ “Cái gì thế?”

+ “Chị Cốc… ấy hả?”

→ Đặc điểm hình thức: có các từ nghi vấn “không”, “gì”, “cái gì”, tình thái từ “ấy hả”, “thế” và có dấu hỏi chấm (?) sau mỗi câu hội thoại.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 12): Xét các câu sau và trả lời câu hỏi

Các em tham khảo thêm nội dung trong sách giáo khoa trang 11 Ngữ Văn lớp 8 tập 2 nhé! 

– Em đã căn cứ vào những đặc điểm nào để xác định những câu trên là câu nghi vấn?

– Theo em có thể thay từ hay bằng từ hoặc vào các câu đó được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Có thể khẳng định ngay tất cả các câu trên đều là câu nghi vấn bởi chúng chứa từ “hay” – từ ngữ được dùng để nối hai vế câu trong mối quan hệ lựa chọn. 

Trên thực tế từ “hay” là từ có thể được thay thế bằng từ “hoặc” hoặc các từ khác dùng trong mối quan hệ lựa chọn. Tuy nhiên trong bốn trường hợp trên (và các tình huống có câu nghi vấn khác) không có trường hợp nào có thể thay thế từ “hay” bằng từ khác. Bởi nếu thay thế “hay” bằng “hoặc”, cả bốn câu trên đều bị sai ngữ pháp, chưa kể từ “hoặc” khiến cho câu văn/thoại bị mất đi nghĩa ban đầu và biến thành một loại câu khác – câu trần thuật.

 

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 13): Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu sau được không? Vì sao?

Các em tham khảo thêm nội dung trong sách giáo khoa trang 11 Ngữ Văn lớp 8 tập 2 nhé!

Hướng dẫn giải

– Trong cả 4 câu trên không có câu nào có thể sử dụng dấu hỏi chấm (?) sau câu bởi đơn giản mục đích của bốn câu trên không nhằm để hỏi mà để trình bày, giải thích, trần thuật về một sự việc, hiện tượng, đối tượng nào đó.  

– Riêng với câu a) và b) có chứa từ “không” và “tại sao”, song ý nghĩa và mục đích của chúng trong hai câu này không dùng để hỏi mà chúng được sử dụng như một cách để bổ ngữ bổ nghĩa thêm cho câu văn. 

– Từ “nào” trong câu c) được dùng với mục đích liệt kê.

– Từ “ai” trong câu d) được dùng với mục đích là đại từ nhưng không chỉ đích cụ thể là người nào mà dùng để chỉ số đông, đại bộ phận.  

 

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 13): Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu

  1. a) Anh có khoẻ không?
  2. b) Anh đã khoẻ chưa?

Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu trên đây. Đặt một số cặp câu khác và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có… không với đã… chưa.

 

Hướng dẫn giải

– Về mặt hình thức: hai câu nghi vấn trên có hình thức khác nhau qua đặc điểm:

+ Câu a) dùng cặp từ nghi vấn “có … không”

+ Câu b) dùng cặp từ nghi vấn “đã … chưa”

– Về mặt ngữ nghĩa: 

+ Với câu hỏi nghi vấn có cặp “có… không” trong câu a), câu này hỏi về tình hình sức khỏe của người được hỏi trong thời điểm này – tức thời điểm người đó đang được hỏi. → Do đó câu trả lời ngắn gọn có thể là “Anh có”, “Anh khỏe” hoặc “Anh không” (nếu người được hỏi có vấn đề sức khỏe). 

+ Khác với câu a), câu b) dùng cặp từ nghi vấn “đã… chưa” dùng để hỏi trong trường hợp người hỏi đã nắm được tình hình sức khỏe của đối phương trước đó. 

→ Do đó câu trả lời phù hợp nên là “Anh đã khỏe rồi” hoặc “Anh chưa khỏe lắm” (nếu người được hỏi có vấn đề sức khỏe).

– Các em có thể đặt các câu hỏi nghi vấn với cặp từ “có… không” và “đã… chưa”, ví dụ: 

+ Cậu có đi tham quan bảo tàng không?

Cậu đã đi tham quan bảo tàng chưa?

+ Mẹ có đi Nha Trang không ạ?

Mẹ đã đi Nha Trang chưa ạ?  

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 13): Hãy chỉ ra sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau

  1. a) Bao giờ anh đi Hà Nội?
  2. b) Anh đi Hà Nội bao giờ?

Hướng dẫn giải

– Về hình thức: 

Cả hai câu đều sử dụng từ nghi vấn “bao giờ”, song chúng ở hai vị trí khác nhau: câu a) nằm đầu câu hội thoại và câu b) nằm cuối câu hội thoại.

– Về ý nghĩa:

+ Câu a) hỏi “bao giờ” + sự việc, dùng để hỏi sự việc ở thì tương lai.

+ Câu b) hỏi sự việc + “bao giờ”, dùng để hỏi lại sự việc đã diễn ra trong quá khứ. 

Câu 6 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2 – trang 13): Theo em hai câu nghi vấn dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

  1. a) Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
  2. b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?

 

Hướng dẫn giải

Trong hai câu nghi vấn trên, câu nghi vấn đúng là câu a). Câu này thể hiện ước lượng của người hỏi về chiếc xe, dù không biết chính xác chiếc xe nặng bao nhiêu kg, song vẫn có thể cảm nhận và ước lượng được nó nặng hay nhẹ. 

Câu nghi vấn sai là câu b) bởi khi chưa biết chính xác chiếc xe có trị giá bao nhiêu thì chưa thể đưa ra kết luận chiếc xe đó là đắt hay rẻ. 

Như vậy Hocmai đã giới thiệu và trình bày chi tiết cho các em phần soạn bài Câu nghi vấn trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2. Chúc các em có phần chuẩn bị bài thật đầy đủ!