Mở bài Nhớ rừng tác giả Thế Lữ hay nhất – HOCTOT

0
2031
mo-bai-nho-rung

HOCMAI tổng hợp và chia sẻ một số mẫu mở bài Nhớ rừng hay nhất giúp các em học sinh tham khảo, làm phong phú thêm vốn từ vựng cũng như thêm được các cách mở bài hay khi làm các dạng bài tập phân tích và nêu cảm nhận.

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài nhớ rừng

 

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 1

Thế Lữ là một trong những nhà thơ, cây bút tiên phong tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới đương đại của nước ta. Với một trái tim nồng nhiệt cùng tài hoa “điều khiển” ngôn từ của mình, ông đã góp thêm lời của mình cho cả một thế hệ, một giai đoạn lịch sử dân tộc hào hùng qua từng áng thơ văn. Và tác phẩm “Nhớ rừng” chính là một trong những bài thơ tiêu biểu đó, gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Thế Lữ!

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 2

“Nhớ rừng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất giai đoạn đầu của phong trào Thơ mới Việt Nam (1930 – 1945). Bài thơ nằm trong tập thơ “Mấy vần thơ” (1935) của Thế Lữ. Mượn hình tượng và nỗi lòng uất hận, tù túng, đau thương tiếc nuối quá khứ của con hổ bị nhốt trong cũi sắt, Thế Lữ đã cho người đọc thấy được nỗi chán ghét, khinh thường thực tại quá khốc liệt, tầm thường nhưng luôn khao khát tự do đến mãnh liệt của mình.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 3

Thấu hiểu sự bí bách, uất hận và niềm khao khát tự do của con hổ, thông qua tác phẩm nhớ rừng, tác giả không chỉ thay lời con hổ nói lên tình cảnh tù túng, bất lực nhưng vẫn luôn giữ vững niềm tin với niềm khao khát tự do mãnh liệt của mình, mà còn kín đáo thể hiện tình yêu nước của chính tác giả nói riêng và của cả dân tộc nói chung.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 4

Trong giai đoạn 1930 – 1945 phong trào Thơ mới nổi lên như một “cuộc cách mạng” cho nền văn học nước nhà. Rất nhiều tác giả tài hoa và tác phẩm nổi tiếng ra đời trong giai đoạn khốc liệt lịch sử này, trong đó không thể không nhắc đến cây bút tiên phong – Thế Lữ và bài thơ bất hủ “Nhớ rừng”.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 5

Nhớ rừng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới tại Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Với chất thơ đầy phóng khoáng, mạnh mẽ nhưng cũng rất lãng mạn, Thế Lữ đã khắc họa thành công hình tượng và nỗi lòng đau xót của chúa sơn lâm oai linh hùng mạnh bị cầm tù nhốt trong cũi sắt. Thông qua hình tượng con hổ tác giả cũng kín đáo thể hiện tình yêu nước cùng niềm khao khát đất nước được độc lập tự do.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 6

Thế Lữ – tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907 – 1989) là một nhà thơ, nhà văn rất tiêu biểu trong nền văn học nước nhà. Với một tâm hồn luôn đong đầy cảm xúc, hồn thơ mãnh liệt trữ tình cùng khả năng khai thác & sử dụng ngôn từ sáng tạo đặc biệt của mình, ông đã thổi hồn vào những tác phẩm của mình và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Trong đó tác phẩm hay nhất gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ chính là “Nhớ rừng” .

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 7

Có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” là một kiệt tác để đời của Thế Lữ khi không chỉ thể hiện xuất sắc tài hoa nghệ thuật của ông trong văn học, mà còn là đại diện tiêu biểu cho phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945 của Việt Nam.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 8

Tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ được ví như một bức tranh tứ bình đặc sắc và ấn tượng với văn phong và cách bộc bạch nỗi lòng rất riêng Thế Lữ. Đây cũng là tác phẩm để đời của ông khi bài thơ mang trong mình những hình ảnh vô cùng tráng lệ của chúa sơn lâm, của cảnh quan núi rừng hùng vĩ bí hiểm với từng nhịp thơ đầy lôi cuốn hấp dẫn.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 9

Nếu các tác phẩm văn thơ trong giai đoạn đầu thế kỷ XX còn mang nặng dấu ấn cũ và lối mòn, thì tác phẩm Nhớ rừng của Thế Lữ lại mang đến cho người đọc những hình ảnh và ấn tượng vô cùng mới mẻ, đặc sắc nhưng cũng rất kín đáo, âm thầm tâm tư của tác giả. Bằng chất liệu ngôn từ đầy tính sáng tạo và gợi hình mạnh mẽ, Thế Lữ đã vẽ nên một bức tranh tứ bình bằng thể thơ 8 chữ một cách hoàn hảo về “nhân vật” chúa sơn lâm trong vườn bách thú.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 10

Thế Lữ (tên đầy đủ Nguyễn Đình Lễ) là đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới giai đoạn 1932 – 1945 của Việt Nam Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Thế Lữ đã để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm văn thơ, truyện đặc sắc. Trong đó tác phẩm hay nhất làm nên tên tuổi của ông chính là bài thơ “Nhớ rừng” – một áng thơ mang đầy hình tượng và giá trị văn học.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 11

Giai đoạn 1932 – 1945 của Việt Nam trải qua những nỗi thống khổ mất mát khi đất nước bị quân ngoại xâm áp bức. Đây cũng là giai đoạn sinh ra của rất nhiều cây bút văn học tài hoa, trong đó có Thế Lữ với tác phẩm nổi tiếng “Nhớ rừng” của mình. Với lối hành văn sáng tạo đầy cảm hứng của mình, Thế Lữ đã khắc họa thành công hình tượng con hổ bị nhốt trong cũi sắt, bức tranh núi non hùng vĩ, bí hiểm nơi con hổ từng là kẻ thống trị. Bài thơ cũng là nơi tác giả gửi gắm tình yêu đất nước và lòng khao khát tự do của mình một cách kín đáo, sâu sắc.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 12

Hình tượng trung tâm – con hổ trong tác phẩm “Nhớ rừng” của Thế Lữ được khắc họa qua những ý thơ thấm đượm nỗi uất hận, nỗi nhớ rừng day dứt đầy mãnh liệt. Nỗi nhớ rừng ấy mạnh mẽ, day dứt và dữ dội đến mức bất cứ ai đọc bài thơ cũng bị cuốn vào dòng cảm xúc của “nhân vật chính” khi kẻ thống trị rừng xanh ngày nào đang phải trải qua những tháng ngày buồn chán, đau khổ đầy uất nghẹn của mình khi rơi vào cảnh sa cơ.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 13

Có một điều cần làm rõ trước khi vào sâu phân tích tác phẩm “Nhớ rừng”, đó là chú thích “lời con hổ ở vườn bách thú” ngay đầu bài. Giai đoạn của Thế Lữ là một giai đoạn đất nước đang phải trải qua những ngày tháng bị xiềng xích, áp bức của quân xâm lược. Rõ ràng việc thể hiện ý tứ một cách trực tiếp là điều rất kiêng kỵ. Và hình tượng con hổ trong tác phẩm lúc này chính hóa thân của nhà thơ, nơi Thế Lữ kín đáo thể hiện cái tôi, tinh thần yêu nước và niềm khao khát tự do mãnh liệt của mình trước thế thời loạn lạc.

Mở bài Nhớ rừng mẫu số 14

Khác với nét buồn hoang hoải của những nhà thơ Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử hay rạo rực cháy bỏng như Xuân Diệu, thơ của Thế Lữ mang đầy nét lãng mạn, sáng tạo nhưng dạt dào sức sống trong hồn thơ. Điểm đặc biệt trong tác phẩm “Nhớ rừng” đó là Thế Lữ đã thể hiện rất xuất sắc sự chán nản, u uất và khát vọng tự do đến cháy bỏng tha thiết của mình thông qua hình tượng con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự, khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ.

Như vậy Hocmai đã giới thiệu tới các em một số kiểu mở bài Nhớ rừng sao cho ấn tượng nhất. Hi vọng với những gợi ý trên các em sẽ có sự chuẩn bị thật tốt cho bài văn hay soạn văn 8 của mình sắp tới. Chúc các em thành công!