Khi con cái dậy thì, cha mẹ nên làm gì?

0
1783

Tuổi dậy thì giống như một cơn lũ, dù muốn hay không cũng vẫn sẽ đến. Thay vì cố gắng chống lại cơn lũ khiến cho “tức nước vỡ bờ” thì phụ huynh nên có sự chuẩn bị sẵn sàng để cùng con bước qua giai đoạn quan trọng này.

Ở mỗi đứa con tuổi mới lớn đều có hai tính cách khác nhau cùng tồn tại. Một mặt, con vẫn là cô nhóc cậu nhóc trong mắt bố mẹ; mặt khác, bên trong con đã bộc lộ những dấu hiệu của một người sắp trưởng thành. Bộ mặt “người trưởng thành” đó được thể hiện rõ khi con ở trường, khi con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hay khi con ở trước mặt bố mẹ của bạn bè. Còn cha mẹ lại thường chỉ thấy được khía cạnh “trẻ con” của con – thất thường và khó bảo. Nếu không để ý, cha mẹ rất có thể sẽ bỏ lỡ mất cơ hội uốn nắn con kịp thời trên hành trình trưởng thành.

Vậy phụ huynh cần làm gì để có thể song hành cùng con bước qua tuổi dậy thì? Dưới đây là tất cả những điều cha mẹ cần nắm vững để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con trong giai đoạn này:

Không ngại nói chuyện với con về giới tính và tình dục

Cha mẹ chính là những người thầy cô giáo tốt nhất về giáo dục giới tính cho con trẻ. Nếu cha mẹ cởi mở với con ngay từ bé thì trẻ sẽ tin tưởng và chia sẻ các vấn đề về học tập, thay đổi tâm sinh lý cho cha mẹ, nhờ vậy phụ huynh có thể kịp thời bảo ban để con không bị đi lạc hướng. Do đó cha mẹ đừng ngại nói chuyện với con về những chủ đề vốn được coi là nhạy cảm như giới tính và tình dục.

Ở mỗi giai đoạn, nội dung giáo dục giới tính cho con là khác nhau. Chẳng hạn đối với các con lớp 6-7, trẻ cần được dạy những kiến thức cơ bản về giới tính và sinh sản, tìm hiểu sự tiết chế và các quyết định trì hoãn hoạt động tình dục như là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Đối với lớp 8-9, con sẽ cần nhận biết và chấp nhận rằng mỗi người có tốc độ phát triển thể chất, tâm lý, tính dục khác nhau. Con cũng cần nhận biết được trách nhiệm và hậu quả khi tham gia vào quan hệ tình dục, được trang bị các biện pháp tránh thai cơ bản. 

Dành lời khen ngợi và động viên con trong học tập

Trong quá trình trưởng thành của con, ký ức sâu sắc nhất khiến con ghi nhớ không phải là sự phê bình mà là những lời biểu dương, khích lệ của cha mẹ. Tuy nhiên không ít phụ huynh lại thường bỏ qua những hành vi tích cực của con cái, không khen ngợi khi con làm tốt mà chỉ chú ý những hành động chưa đúng, nhất là trách móc so sánh con với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Chính phương pháp giáo dục sai lầm này đã kìm hãm sự bứt phá ở con, khiến con luôn tự ti về bản thân. Chưa kể lứa tuổi 11-14 là giai đoạn con có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, những câu trách mắng nặng lời về chuyện học hành hay so sánh con với bạn bè rất dễ để lại tổn thương tâm lý trong con. Giai đoạn này, cha mẹ đừng tiếc lời khen ngợi hoặc động viên con, đặc biệt là trong học tập để tạo động lực cho con không ngừng cố gắng vươn tới thành công.

Cân bằng thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý cho con

Coi trọng việc học của con là tốt nhưng lúc nào cũng lấy việc học làm trung tâm, thường xuyên thúc giục con học dễ dẫn đến tâm lý chống đối, chán học, sợ học ở con. Đối với các con tuổi mới lớn, việc nuôi dưỡng hứng thú với học tập, rèn luyện được ý thức tự học và phát triển toàn diện cả về thể chất kỹ năng quan trọng hơn là nhồi nhét kiến thức và điểm số.

Để giúp con cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi, cha mẹ cần cùng con lập một thời gian biểu hợp lý, linh hoạt giữa lịch học ở trường và lịch sinh hoạt ở nhà của con. Chia sẻ về vấn đề này cô Phạm Thị Thúy Ngọc – Hiệu phó trường THCS Trung Tú (Hà Nội), giáo viên tại HOCMAI cho biết với kinh nghiệm của một giáo viên đồng thời là người mẹ, cô đã theo sát quá trình học tập của con bằng cách xây dựng kế hoạch học tập cho con theo từng học kỳ, năm học. Để con thực hiện đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra thì trước tiên cô đã xây dựng cho con một thời gian biểu chi tiết dựa trên lịch học của con ở trường và lịch sinh hoạt của cả gia đình để đảm bảo cân đối.

Có thể thấy, nuôi dạy con cái chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt là với các con trong giai đoạn Trung học cơ sở – độ tuổi bắt đầu học làm người lớn với nhiều thay đổi về tâm lý, hành vi. Vì vậy, bố mẹ nên là người đồng hành, chuẩn bị sẵn sàng tâm thế, kiến thức, tìm hiểu về các dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp để giúp con vượt qua độ tuổi dậy thì cũng như hướng dẫn, giáo dục con đúng đắn. Chỉ có như vậy, con mới vừa có thể phát triển toàn diện về phẩm chất, ngoại hình vừa không bị xao nhãng, ảnh hưởng tới việc học hành. 

Để đảm bảo kế hoạch, lộ trình học tập phù hợp với từng học sinh và chuẩn bị sớm cho năm học mới sắp đến, phụ huynh, học sinh có thể tham khảo ngay Chương trình Học tốt 2021-2022 dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 do trực tiếp cô Phạm Thị Thúy Ngọc và các giáo viên giỏi, dày dặn kinh nghiệm tại HOCMAI trực tiếp giảng dạy. 

Với chu trình học tập 4 bước: Học – Luyện – Hỏi – Kiểm tra khép kín cùng hệ thống video bài giảng trực quan, sinh động; hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra đánh giá định kỳ thường xuyên sau mỗi bài giảng, chương học và dịch vụ học tập, hỗ trợ 24/7… Chương trình Học tốt 2021-2022 là giải pháp học tập toàn diện giúp học sin/h trang bị kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng làm bài, học nhẹ nhàng, an toàn trong mùa dịch và vững vàng kiến thức để trở lại trường học. 

Để được tư vấn và học thử MIỄN PHÍ phụ huynh đăng kí TẠI ĐÂY!