Cấu trúc câu là phần kiến thức cơ bản các con cần nắm rõ, đặc biệt đây là dạng bài thường xuất hiện trong các bài kiểm tra thi giữa kỳ, cuối kỳ. Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con phân biệt câu đơn, câu ghép và các lỗi sai thường gặp trong dạng bài này.
I. Kiến thức:
-
Câu đơn:
- Là câu do 1 cụm chủ – vị tạo thành
- Ví dụ: Bầu trời mùa thu xanh quá!
Trong đó: Chủ ngữ là “Bầu trời mùa thu”
Vị ngữ là “xanh quá!”
- Mô hình cấu tạo: Chủ ngữ – Vị ngữ
- Lưu ý: (1) CN1, CN2,… – VN => Câu đơn
(2) CN – VN1, VN2,…=> Câu đơn
(3) CN1, CN2,… – VN1, VN2,… => Câu đơn
2. Câu ghép:
- Câu ghép là câu do 2 hay nhiều cụm chủ – vị tạo thành.
- Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương
Trong đó: CN1 là ‘trời”
VN1 là “rải mây trắng nhạt”
CN2 là “biển”
VN2 là “mơ màng dịu hơi sương”
- Mô hình cấu tạo: CN1 – VN1, CN2 – VN2 …
- Lưu ý: Vế của câu ghép:
– Hình thức – cấu tạo; do 1 cụm chủ – vị tạo thành
– Nội dung: hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm của một đối tượng
II. Bài tập:
Bài 1: Đặt câu theo các yêu cầu:
- Câu đơn dùng để nói về thời tiết và có trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ: Mùa xuân, tiết trời ấm áp.
2. Câu đơn dùng để nói về cây cối và có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Ví dụ: Vì hanh khô, cây cối bị khô cằn và héo úa.
3. Câu ghép dùng để miêu tả cảnh biển
Ví dụ: Nước biển xanh trong, sóng xô nhau vào bờ.
4. Câu ghép có 3 vế câu:
Ví dụ: Gió thổi nhẹ, chim hót véo von, ong bướm nhộn nhịp đi kiếm mật tìm hoa.
Bài 2: Xác định các thành phần câu của những câu sau và chỉ ra câu đơn, câu ghép:
- Gió càng to, biển càng động dữ dội => Câu ghép
Trong đó: CN1 là “Gió”
VN1 là “càng to”
CN2 là “biển”
VN2 là “càng động dữ dội”
2. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi => Câu đơn
Trong đó: TN là “Sau trận mưa rào”
CN là “mọi vật”
VN là “đều sáng và tươi”
3. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian => Câu đơn (có nhiều vị ngữ)
Trong đó: TN1 là “Thoáng cái”
TN2 là “dưới bóng râm của rừng già”
CN là “thảo quả”
VN1 là “lan tỏa nơi tầng rừng thấp”
VN2 là “vươn ngọn”
VN3 là “xòe lá”
VN4 là “lấn chiếm không gian”
4. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỷ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ => Câu ghép
Trong đó: CN1 là “Những cành hoa đại cổ thụ
VN1 là “tỏa hương thơm”
CN2 là “những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỷ
VN2 là “che mát cho con cháu về thăm đất Tổ
Hi vọng những kiến thức và bài tập minh họa có thể giúp con làm tốt các bài văn kể chuyện. Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.
Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!