“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ do tác giả Thanh Hải sáng tác, ông gửi gắm những lý tưởng sống cao đẹp của con người trong thời đại mới – sống vì mọi người. Hãy cùng thầy Nguyễn Phi Hùng phân tích, cảm nhận bài thơ trong video bài giảng này nhé!
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980) quê ở Thừa thiên Huế, là nhà thơ suốt đời sống, chiến đấu và sáng tác thơ ca gắn bó thiết tha với thành phố quê hương.
– Suốt cuộc đời trải qua 2 cuộc kháng chiến của đất nước, hiến dâng cả cuộc đời, tài năng nghệ thuật cho đất nước, công cuộc xây dựng nền văn học kháng chiến ở miền Nam từ những ngày đầu.
Tác giả Thanh Hải
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: tháng 11/1980
+ Hoàn cảnh cá nhân: Sáng tác vào mùa đông 1980 khi nhà thơ đang mang bệnh nặng, ít lâu sau thì nhà thơ qua đời.
+ Hoàn cảnh đất nước: Vừa đi qua những cuộc chiến tranh dài lâu, khốc liệt, chế độ bao cấp gây nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn trong đời sống nhân dân.
-> Trong hoàn cảnh đó nhà thơ không hề bi quan chán nản mà ngược lại ông yêu thiết tha cuộc sống, quê hương, đất nước mình.
– Ý nghĩa nhan đề:
+ Mùa xuân: Là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, là vẻ đẹp của con người, cuộc đời, là vẻ đẹp rất gần gũi, thiêng liêng, đẹp đẽ.
+ Nho nhỏ: Từ láy tượng hình gợi hình ảnh nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường.
-> Có những sự đối lập mà thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa cái lớn lao và nhỏ bé, cái thiêng liêng nhập hòa với giản dị, khiếm nhường, đó chính là sự hòa nhập của cá nhân với cuộc đời.
=> Chủ đề tác phẩm: Tình yêu thiết tha với quê hương đất nước, với cuộc đời. Nhà thơ có ước nguyện chân thành muốn cống hiến cho đất nước, cuộc đời.
– Nét đặc sắc nghệ thuật bài thơ:
+ Thể thơ 5 chữ mang âm hưởng của những bài ca giao, dân ca Trung Bộ.
+ Giọng thơ trong sáng, thiết tha, nhịp thơ biến đổi linh hoạt diễn tả từng cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
+ Sáng tạo những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, nhưng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu sắc mà lại vừa giàu sức gợi cảm.
– Bố cục của bài thơ:
+ Phần 1: Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên, đất nước.
+ Phần 2: Ước nguyện được dâng hiến cho cuộc đời.
>>>> Xem tiếp video bài giảng phần 2 tại đây.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm xúc trước bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước
a, Mùa xuân của thiên nhiên.
– Hình ảnh:
- Bông hoa (lục bình) trên dòng sông (sông Hương).
- Con chim chiền chiện ca hót trên bầu trời.
-> Nghệ thuật: thủ pháp phác họa chỉ dùng 1 vài hình ảnh gần gũi, quen thuộc mà ghi lại, gợi ra được không khí, sức sống của mùa xuân.
=> Gợi ra một không gian thoáng đãng, cao, rộng cả mặt đất và bầu trời, vừa mang nét riêng của xứ Huế vừa gợi nét chung của mọi miền quê.
Thầy Hùng hướng dẫn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
– Màu sắc của bức tranh:
+ Về màu trong bức tranh:
- Màu sông xanh: màu xanh (làm nền) trong nhẹ, thanh mát.
- Màu hoa tím (màu chấm phá): màu trầm ấm, thủy chung.
-> sự hòa sắc, phối màu chấm phá.
+ Sắc của hoa “tím biếc” thể hiện sự tươi non, thanh tâm đầy sức sống
+ Đảo ngữ “mọc”: những khóm lục bình không phải đang trôi, nổi, dạt trên sông -> kiếp người vô định, nổi trôi mà bám chặt dòng sông, mọc lên từ mặt nước -> gắn bó thiết tha, sâu nặng với cuộc đời.
=> Trong thơ như có họa.
– Âm thanh: tiếng chim chiền chiện:
+ Là hình ảnh loài chim nhỏ bé, gần gũi với làng quê.
+ Có sức lan tỏa lạ kỳ do tiếng chim của loài nhỏ bé mà hót vang trời, rộn rã cả không gian cao rộng, lắng đọng trong hồn người như “giọt long lanh”. Biện pháp ẩn dụ tiếng chim là âm thanh có hình ảnh, màu sắc, ánh sáng giống như những hạt ngọc thả rơi trong không gian.
-> Tiếng chim như một nốt nhạc vui trong trời đất vào xuân (trong thơ có âm nhạc).
– Cảm xúc của nhà thơ:
+ Mở rộng mọi giác quan để cảm nhận: từ thị giác, thính giác, xúc giác,… -> mở rộng cánh cửa tâm hồn để thiên nhiên ùa vào.
+ Niềm vui dâng trào trong lòng và tràn ra bên ngoài: qua tiếng nói thán từ “ơi”, “hát chi mà”.
-> Hành động đưa tay hứng thể hiện sự nâng niu, trân trọng trước những gì đẹp đẽ, quý giá mà thiên nhiên, tạo hóa, cuộc đời trao ban.
=> Tình yêu thiên nhiên, yêu sống mãnh liệt, tha thiết của nhà thơ.
>>>> Xem tiếp video bài giảng phần 3 tại đây.
b, Mùa xuân của đất nước
* Hình ảnh con người:
– Liệt kê:
+ Người cầm súng: Chiến sĩ chiến đấu nơi biên cương bảo vệ quê hương.
+ Người ra đồng: Nông dân lao động sản xuất nơi hậu phương xây dựng, đất nước.
-> Được nhà thơ lựa chọn rất tiêu biểu, xuất hiện rất đẹp, trong tư thế đang làm nhiệm vụ, trong tâm thế sẵn sàng cống hiến.
Thầy Hùng hướng dẫn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
– Điệp từ:
+ “Mùa xuân”: Xác định thời điểm cụ thể, đồng thời gợi lên bước đi của mùa xuân trong không gian, trong các lĩnh vực của cuộc sống.
+ Lộc xuân: Hình ảnh thực chỉ lá non, chồi biếc, liên tưởng đến sức sống sung mãn, căng đầy trong thiên nhiên, tạo vật.
-> Gợi liên tưởng những điều may mắn, tốt đẹp, thành quả viên mãn, như ý thể hiện ước vọng.
+ Giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ:
- Mùa xuân, sức xuân theo con người vào cuộc sống, tràn đầy ước vọng, hứng khởi, say mê.
- Con người mang lại mùa xuân cho đất nước, cho cuộc đời.
– Điệp cấu trúc:
+ “tất cả như” (thiên nhiên, con người):
- “hối hả”: chuyển biến bên ngoài nhanh hơn, gấp hơn, vội vã, hóa hức, mong chờ.
- “xôn xao” những chuyển biến bên trong, tạo vật căng tràn sức sống, cái xôn xao, háo hức khi mùa xuân sang, niềm tin, niềm vui, hy vọng ngập tràn về một cuộc sống, tương lai tươi sáng hơn cho mỗi người, cho cả dân tộc.
* Hình ảnh đất nước vào xuân
– Quá khứ:
+ “bốn nghìn năm”: lâu đời, giàu truyền thống.
+ “vất vả: xây dựng đất nước (lao động sản xuất).
+ “gian lao”: bảo vệ tổ quốc (chiến đấu chống giặc ngoại xâm).
– Tương lai:
+ So sánh đất nước như vì sao cho thấy sự đẹp đẽ, tươi sáng, bất diệt, trường tồn.
-> Tình yêu, niềm tự hào về đất nước.
+ Cứ đi lên phía trước: không gì ngăn trở, niềm tin là lời nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm với đất nước.
>>>> Xem tiếp video bài giảng phần 4 tại đây.
Tham khảo thêm: Phân tích chi tiết bài thơ mùa xuân nho nhỏ
2. Ước nguyện dâng hiến cho cuộc đời, đất nước
* Ước nguyện hóa thân:
– Đại từ xưng hô: “tôi” -> “ta” ước nguyện chung của mọi người, sự thiêng liêng, cao quý.
– Phép điệp: “ta làm”, “ta nhập” -> đem cái tôi riêng hòa nhập vào cái ta chung phục vụ đất nước.
-> Câu chủ động -> hoàn toàn tự nguyện.
– Liệt kê:
+ “Con chim” đóng góp tiếng hát mang niềm vui, sức xuân đến muôn nhà.
+ “Một cành hoa” dâng hương sắc làm đẹp cho đời.
-> Cấu trúc đối ứng: Bài thơ chặt chẽ, hình tượng thơ mang thêm ý nghĩa mới.
Thầy Hùng hướng dẫn phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
– Làm nốt nhạc trong bản hòa ca lớn của cuộc đời:
+ Nốt trầm: khiêm nhường, giản dị, âm thầm, lặng lẽ dâng hiến cho đời.
+ Nốt trầm xao xuyến: có sức mạnh lay động lòng người -> đáng quý, đáng trọng.
=> Ước nguyện giản dị, chân thành nhưng đáng quý đáng trân trọng vì nhà thơ nguyện dâng hiến những gì cao đẹp nhất của mình cho cuộc đời.
* Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”
– Ước nguyện giản dị, khiêm nhường vừa đáng quý, đáng trọng vô cùng.
– Giản dị, khiêm nhường:
- Số lượng “một” (một cành hoa, một nốt trầm. một mùa xuân).
- Hình thức: nho nhỏ.
- Cách thức: lặng lẽ.
– Đáng quý vô cùng:
- Ước nguyện hiến dâng cho mùa xuân, là tất cả những gì đẹp đẹp nhất.
- “Dâng” thể hiện sự chân thành, trân trọng, ước nguyện thiêng liêng.
-> Quan sát (bên ngoài) -> đón nhận (đưa tay hứng) -> dâng hiến (trao).
– Điệp cấu trúc: dù là tuổi 20: tuổi trẻ, “khi tóc bạc” tuổi già.
-> Ước nguyện cao đẹp, không của riêng ai:
- Không phân biệt công việc: lao động, chiến đấu.
- Không phân biệt tuổi trẻ -> không độc quyền tuổi trẻ, không dừng nghỉ khi đã già.
=> Quan niệm sống cao đẹp, nhân văn.
*Phân tích khổ thơ cuối:
– Khúc hát trái tim:
+ Cả bài thơ mang âm hưởng những khúc ca, hình thức: thể thơ. giọng thơ, nhịp thơ,…
+ Nội dung: khúc hát thiên nhiên, khúc hát cuộc đời, khúc hát trái tim.
– Khúc tâm ca:
+ Cội nguồn cảm hứng “mùa xuân” của đất trời, đất nước.
+ Giai điệu: Nam ai, Nam Bình, nhịp phách tiền -> làn điệu quê hương, trìu mến, thân thương, không phô trương, sâu lặng.
+ Nội dung: “nước non ngàn dặm” -> vẻ đẹp của non sông gấm vóc, “mình” thể hiện sự gần gũi, thân thương, “tình” sâu nặng nghĩa tình.
Lưu ý: Đây là một bài thơ quan trọng, xuất hiện trong nhiều đề thi với các dạng khác nhau như:
+ Phân tích, cảm nhận văn học: Các khổ thơ trong bài, hình ảnh thơ, nhan đề bài thơ,…
+ Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật: các biện pháp tu từ có trong bài thơ
+ Nghị luận xã hội: Nội dung bài thơ liên quan đến lý tưởng sống cao đẹp
Học sinh lưu ý ôn tập thật kỹ, cẩn thận các phần, cả nội dung và nghệ thuật của bài thơ để làm hoàn thành các bài kiểm tra, bài thi cuối năm, bài thi chuyển cấp đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây là những kiến thức cần lưu ý trong bài giảng Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải do thầy Nguyễn Phi Hùng giảng dạy. Để đảm bảo việc học tại nhà hiệu quả, lượng kiến thức không bị gián đoạn, đứt gãy, phụ huynh và các bạn học sinh hãy tham khảo Phòng luyện miễn phí: https://vtc.hocmai.vn/ trong chương trình “Lớp học không khoảng cách” được phát sóng trực tiếp trên các kênh VTC8, VTC11 và VTC Now.
Ngoài ra để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 và đạt điểm cao đối với môn Ngữ văn, học sinh 2k5 hãy dành thời gian luyện đề môn văn theo cấu trúc đề thi của tỉnh/ thành mình. Việc luyện đề sẽ giúp các teen không chỉ trau dồi kiến thức mà còn rèn luyện phản xạ, kỹ năng làm bài thi; tăng cơ hội đạt điểm cao khi làm bài thi chính thức.
Để việc luyện đề đạt hiệu quả, không tốn thời gian với hệ thống phòng luyện và ma trận đề thi bám sát đề thi của tỉnh/thành mình, học sinh 2k5 hãy tham khảo Chương trình HM10 luyện đề tại HOCMAI dành cho các sĩ tử luyện thi vào lớp 10. Chương trình do các thầy cô với nhiều năm kinh nghiệm luyện và chấm thi trực tiếp giảng dạy sẽ giúp học sinh tích lũy kiến thức và kỹ năng để tự tin chinh phục kỳ thi vào 10.
>>>> Tham khảo ngay: TĂNG-TỐC-LUYỆN-ĐỀ-VÀO-10
ĐĂNG KÝ HM10 Luyện đề
|
Thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.