“Mách” teen lớp 9 các bước viết một bài văn nghị luận hay

0
36360

Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội là hai kiểu bài quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong đề thi học kì hay thi vào 10. Do đó, học sinh lớp 9 cần nắm chắc kiến thức, kỹ năng làm bài của kiểu bài này để bứt phá điểm số trong năm học cuối cấp cũng như thi vào 10 đạt điểm cao.

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào 10 môn Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết nghị luận là kiểu bài quan trọng, sẽ xuất hiện trong nhiều kỳ thi lớn trong năm học lớp 9 đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần nắm chắc kiến thức nền tảng cũng như nắm được phương pháp làm bài để có thể linh hoạt khi làm bài chính thức.

Những lưu ý khi viết văn nghị luận

Theo cô Trang để một bài văn nghị luận đạt điểm cao, hấp dẫn người đọc thì trong quá trình viết học sinh cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như luận điểm, sự thống nhất giữa các luận điểm trong một bài văn và tính biểu cảm xuất hiện trong bài văn đó. Do đó học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản như sau:

Khái niệm về luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, chủ trương của bài văn nghị luận. Khi viết luận điểm, học sinh cần chú ý cách diễn đạt phải sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán.

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Khi viết luận điểm, học sinh cần chú ý cách diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán.

Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận

Khi xây dựng hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận, học sinh cần đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết sao cho đầy đủ và phù hợp nhất. Đối với các luận điểm trong cùng bài làm, chúng phải có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính phân biệt. Ngoài ra, hệ thống luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự nhất định để đảm bảo tính logic cho bài văn.

Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Yếu tố biểu cảm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận bởi nó giúp bài văn có sức thuyết phục người đọc hơn. Cô Trang lưu ý khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm, học sinh phải thực sự có cảm xúc trước vấn đề nghị luận và xác định rõ luận điểm nào nên lồng yếu tố biểu cảm. Để có thể bộc lộ tính biểu cảm, học sinh lưu ý cách viết cần được diễn tả bằng những từ ngữ, những câu văn mang sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho người đọc.

4 bước đơn giản đề làm bài văn nghị luận

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Học sinh cần đọc kỹ đề bài để hiểu rõ vấn đề nghị luận và xác định đúng phạm vi cho vấn đề. Việc này sẽ giúp học sinh xây dựng một hệ thống luận điểm đúng, đầy đủ và nhất quán.

Bước 2: Lập dàn ý

Học sinh thường bỏ qua bước này vì cảm thấy nó khá dài dòng và không cần thiết. Đây là lỗi chủ quan khiến học sinh bị mất điểm đáng tiếc bởi bài viết quá dài nhưng lại không đủ ý và không đảm bảo tính logic.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý được lập ở trên, học sinh có thể dễ dàng triển khai ý cho từng luận điểm mà không sợ sót hay thiếu những luận điểm quan trọng. Đặc biệt, học sinh chú ý khi làm bài, mỗi luận điểm cần được viết thành một đoạn văn để bài văn nhìn hệ thống hơn và người chấm hay người đọc có thể nhanh chóng nhận ra từng luận điểm.

Bước 4: Đọc và sửa chữa

Sau khi viết xong bài, học sinh cần đọc lại để xem mình còn bỏ sót luận điểm nào không hay có sai lỗi chính tả không tránh mất điểm vì những lý do đáng tiếc. Do đó, khi bắt đầu làm một bài văn nghị luận, học sinh cần phân bố thời gian hợp lý cho từng phần để có thể đạt điểm tuyệt đối với dạng bài tập này.

Cô Trang hướng dẫn học sinh 4 bước làm bài văn nghị luận.

Trên đây là một số lưu ý và các bước giúp học sinh làm thật tốt dạng bài nghị luận. Hy vọng thông quan những tư vấn, lưu ý của cô Trang học sinh lớp 9 sẽ biết cách viết một bài văn nghị luận hay và đạt điểm cao. Bên cạnh đó, cô Trang cũng lưu ý đầu năm học là thời điểm quan trọng để học sinh lên kế hoạch học tập và lộ trình ôn thi vào 10 hợp lý. 

Do đó, để chuẩn bị tốt cho năm học mới cũng như kỳ thi vào lớp 10, học sinh hãy tham khảo ngay Giải pháp HM10 toàn diện. Đây là giải pháp ôn thi vào lớp 10 toàn diện với lộ trình khoa học theo từng giai đoạn như Trang bị kiến thức cơ bản lớp 9, Tổng ôn – hệ thống lại kiến thức theo từng chuyên đề và Luyện đề – rèn luyện kỹ năng, chiến thuật làm bài. Từ đó, học sinh sẽ gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 và sẽ đỗ vào những ngôi trường cấp 3 các em mơ ước.

>>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY <<<

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước, bám sát chương trình học và thi của các tỉnh thành trên cả nước.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.