“Mẹ ơi, sao con phải đi học thêm nhiều vậy?”

0
7414

Vừa kết thúc giờ học trên trường, Phan Nguyễn Châu Anh (học sinh lớp 6 một trường THCS ở Hà Nội) hớt hải xách chiếc balo nặng trịch sách vở chạy ra phía cổng. Bên ngoài cổng trường, mẹ của em – chị Hoàng Hà An đã chờ sẵn để đưa con đến lớp học thêm. Giữa dòng người xe chen chúc và khói bụi, Châu Anh nhai vội vàng chiếc bánh mỳ vừa mua ở căn-tin trường để lấy sức cho ca học buổi tối.

Quay cuồng “chạy show” học thêm kín tuần

Từ khi con gái mới lên lớp 6, chị Hà An đã đăng ký cho con học phụ đạo đủ các môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh ở các trung tâm dạy thêm.

“Năm nay con bắt đầu học cấp hai, kiến thức khó và nhiều hơn mà thầy cô cũng không thể theo dõi sát sao như ở tiểu học nên tôi lo con không bắt nhịp được. Nếu học ở trung tâm từ trước rồi thì có lẽ con sẽ bớt đi những hụt hẫng khi vào năm học” đây là lí do mà vị phụ huynh này cho con đi học thêm nhiều đến vậy. 

Nhìn con vừa đi vừa ăn trong nóng nực, mệt mỏi, khói bụi và tắc đường người mẹ trẻ không khỏi xót xa. Ca học tối của con gái kết thúc vào lúc 19h30, lúc đó chị Hà An lại vượt gần 10km để đón con từ lớp học thêm về nhà. Khi ấy, cả gia đình 6 người mới cùng nhau ăn cơm. Sau khi ăn tối, làm vệ sinh cá nhân, đến khoảng 21h30 Châu Anh mới có thể ngồi vào bàn để ôn bài và soạn sách vở cho ngày mai. Buổi sáng, mặc dù đi học đúng giờ nhưng em thường ở trạng thái uể oải, ngáp ngắn ngáp dài, khi nghe giảng thì không tập trung.

“Đi học thêm ở ngoài thì vừa mất thời gian lại vừa mệt. Biết là vất vả nhưng không đi học thêm tôi sợ con không theo kịp bạn bè”, chị Hà An chia sẻ.

Sợ con mệt vì lịch học thêm kín gần hết tuần, chị buộc lòng phải cho nghỉ lớp Vẽ – môn học mà con được giáo viên nhận xét rất có năng khiếu.

Khi được hỏi về việc tình hình học tập, vị phụ huynh thừa nhận giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện phàn nàn về việc Châu Anh hay mất tập trung trong giờ học, không hoàn thành bài tập về nhà.

“Cô nhận xét con hay mơ màng nhìn vào khoảng không hay nghịch giấy, bút hay ngủ gật trong tiết học. Khi giáo viên hỏi kiến thức liên quan đến bài tập thì con chỉ cúi đầu im lặng”, chị thở dài tâm sự.

Đăng ký nhiều lớp học thêm khiến học sinh kiệt sức và khó tiếp thu bài giảng trên lớp.

Học thêm quá nhiều nhưng con có thật sự thích đi học?

Theo các chuyên gia tâm lý,  nhiều cha mẹ hiện nay chạy theo thành tích, lo con không bằng bạn bè nên đăng ký hàng loạt các lớp học thêm. Quay cuồng chạy “show” hết học chính khóa trên trường đến học thêm ở các trung tâm không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, không đảm bảo sức khỏe để học tập mà còn khiến học sinh dần dần chán ghét việc học. Các em sẽ nghĩ rằng chính vì học nhiều nên sẽ không có thời gian để theo đuổi những thứ các em yêu thích như: piano, múa, vẽ…

Đặc biệt đối với học sinh lớp 6, sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì xảy ra đồng thời với quá trình học sinh chuyển cấp. Các em phải làm quen với rất nhiều thứ mới như: môi trường học tập, thầy cô, bạn bè… Đang từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp lớn khiến những “tân binh” nhút nhát, không dám giao tiếp. Các nội quy trường cấp hai cũng nhiều hơn, việc đi học trễ, không đeo khăn quàng đỏ, quên mang dép có quai hậu… sẽ bị nhắc nhở. Từ đó dẫn đến tình trạng các em rụt rè, mất tự tin.

Một trong những nguyên nhân khiến học sinh chán học là lên cấp hai, các em phải học thêm nhiều kiến thức đồ sộ hơn bậc tiểu học và phương pháp học mới, thầy cô không còn cầm tận tay để uốn nắn kỹ càng như trước nữa. Về nhà, ba mẹ cũng bận rộn với công việc nên không có thời gian kèm con học. Không ít phụ huynh thừa nhận công việc quá bận rộn nên không có thời gian để kèm con học, vì vậy đành cho con đi học thêm bên ngoài để bổ trợ kiến thức. 

Không có phương pháp học tập phù hợp, lộ trình học tập đúng với năng lực, không có người kèm cặp sát sao khiến học sinh lớp 6 dễ rơi vào trạng thái mông lung, không hiểu kiến thức trên lớp nhưng cũng không dám hỏi thầy cô. Tình trạng này kéo dài khiến kết quả học tập sút kém, các em cũng dễ chán học, thậm chí sợ hãi khi mỗi lần mở sách vở học bài.

Phụ huynh quá kỳ vọng vào kết quả học tập trong khi không biết năng lực thực sự của con mình như thế nào gây áp lực lớn với con. Trên các diễn đàn phụ huynh, nhiều bố mẹ tâm sự không hiểu vì sao ở tiểu học con là học sinh giỏi nhưng khi mới bước lên lớp 6 đã nhận được phản ánh là tiếp thu chậm, học lực trung bình, không tập trung…

Việc quá tải do áp đặt mục tiêu từ bố mẹ đã khiến nhiều học sinh chán nản trường học, biến những năm tháng học sinh lẽ ra hạnh phúc nhất thành những chuỗi ngày “căng như dây đàn”.

Biết được năng lực con mình ở đâu để tìm ra phương pháp học tập và xây dựng lộ trình học tập đúng đắn sẽ giúp con giảm đi gánh nặng về việc học hành.

Hiểu được tâm lý hoang mang, lo lắng khối lượng kiến thức lớn của học sinh lớp 6, 7, 8 đặc biệt các em có năng lực học tập ở mức trung bình – khá, chưa có khả năng tự học nhưng ngại hỏi thầy cô, HOCMAI đã nghiên cứu và cho ra đời Chương trình học Master – học tương tác online cùng giáo viên.

Ở khóa học Master, học sinh được sàng lọc kỹ thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào. Từ đó, mỗi em sẽ được xây dựng một lộ trình học tập riêng biệt tùy theo từng cấp độ năng lực khác nhau. Học sinh sẽ đồng thời được phát triển năng lực học tập, thái độ trong học tập và kỹ năng giao tiếp, từ đó nâng cao tinh thần tự học, sự chủ động và sẵn sàng tiếp nhận kiến thức.

Giáo viên vừa là thầy, vừa là bạn đồng hành trong suốt khóa học. Học sinh được sắp xếp học nhóm theo thời gian cố định trong tuần, dịch vụ Hỏi đáp 24/7 vào bất cứ thời gian nào học sinh cần.

Với lộ trình học tập cá nhân hóa từng học sinh và được giáo viên kèm cặp 24/7, phụ huynh sẽ nhanh chóng nhận thấy những thay đổi rõ rệt trong kết quả học tập và thái độ học tập của con mình. 

>>> ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ