Thầy Nguyễn Quyết Thắng – Giáo viên môn Vật lý tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chỉ ra các bước giúp học sinh lớp 9 ghi trọn điểm số các bài liên quan đến định luật Ôm.
Định luật Ôm là kiến thức cơ bản và quan trọng trong các bài toán về dòng điện một chiều. Nó là cầu nối, mối quan hệ giữa dòng điện và hiệu điện thế thông qua điện trở của dây dẫn.
Định luật Ôm còn được áp dụng trong việc giải các bài toán về mạch điện: đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp… Nắm vững kiến thức và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, kỹ năng giải mạch điện trong chương trình lớp 9 sẽ là tiền đề quan trọng để sau này học kiến thức về dòng điện một chiều chương trình Vật lý lớp 11 ở bậc THPT và thi THPT Quốc gia.
Đối với dạng bài tập này, để đạt điểm tối đa khi làm bài, học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản sau:
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
3 dạng bài tập vận dụng định luật Ôm
3 dạng bài tập vận dụng định luật ôm, gồm: Dạng bài đoạn mạch nối tiếp; đoạn mạch song song và đoạn mạch hỗn hợp.
Học sinh có thể tham khảo ví dụ và có lời giải chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn các dạng bài này.
5 bước giải bài tập vận dụng định luật ôm
Để đạt điểm tối đa khi giải các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm, học sinh cần làm theo các bước sau đây:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, tóm tắt và ký hiệu chính xác các đại lượng
Bước 2: Phân tích sơ đồ mạch điện, vẽ lại mạch nếu cần
Bước 3: Phân tích nội dung Vật lý của các dữ kiện đã cho, xác định hướng giải bài toán.
Bước 4: Viết các biểu thức, lập phương trình (nếu cần)
Bước 5: Thay số và tính kết quả (lưu ý đơn vị). Sau đó kiểm tra lại kết quả.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm bài viết: Các dạng bài về định luật Ôm
Những lỗi hay gặp khi làm bài định luật Ôm
Học sinh thường mắc phải khi khi làm dạng bài này như: nhầm lẫn tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của các đại lượng trong công thức; từ đó, tóm tắt bài toán sai dẫn đến lời giải cũng sai. Để không mắc phải lỗi này, học sinh cần nhớ chính xác tên gọi, ký hiệu cũng như đơn vị của từng đại lượng.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng lưu ý học sinh về những lỗi sai thường gặp khi giải bài tập vận dụng định luật Ôm. |
Một lỗi nữa là sử dụng nhầm công thức của đoạn mạch nối tiếp cho đoạn mạch song song hoặc ngược lại. Để hạn chế lỗi này, học sinh cần biết cách phân loại mạch điện và nắm vững mối liên hệ giữa các đại lượng trong mỗi loại mạch để sử dụng công thức chính xác và hiệu quả. Cụ thể:
– Mạch nối tiếp chìa khóa là cường độ dòng điện (I bằng nhau)
– Mạch song song chìa khóa là hiệu điện thế (U bằng nhau)
– U và I là 2 đại lượng tỷ lệ thuận với nhau. Còn điện trở của dây dẫn là không đổi (nếu dây dẫn không đổi).
Thầy Thắng nhấn mạnh, việc tích lũy kiến thức nền tảng thật tốt trong quá trình học cũng như luyện tập thường xuyên để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm làm bài là điều học sinh cần lưu ý để có thể ghi điểm đối với dạng kiến thức này.
Học sinh có thể tìm hiểu thêm về lý thuyết và các dạng bài tập vận dụng định luật Ôm tại đây
Để giảm áp lực học và ôn thi năm lớp 9, các bạn học sinh 2k5 hãy tham khảo ngay Chương trình Học Tốt tại HOCMAI. Khóa học giúp trang bị đầy đủ kiến thức bám sát chương trình sách giáo khoa cũng như các kỹ năng làm bài thi, giúp bạn nhanh chóng nắm chắc, củng cố kiến thức cơ bản đối các môn học trong năm học lớp 9, tự tin ôn luyện thi vào 10.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline 0936 5858 12 để được tư vấn MIỄN PHÍ!