Các dạng bài tập về định luật Ôm và cách giải – Vật Lý 9

0
1058
dang-bai-tap-dinh-luat-om

Với bài viết các dạng bài tập về định luật Ôm và phương pháp giải trong môn Vật Lí lớp 9 sẽ giúp các em học sinh có thể nắm được các phương pháp giải các dạng bài tập liên quang từ đó tự xây dựng cho mình kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi trong môn Vật Lí 9.

 

Tham khảo thêm:

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Bài tập vận dụng định luật Ôm

 

Các dạng bài về định luật Ôm và cách giải

Dạng 1: Tính các đại lượng cường độ dòng điện, hiệu điện thế cũng như điện trở của dây dẫn

– Để tính các đại lượng cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, điện trở của dây dân khi biết các đại lượng còn lại, ta có thể áp dụng các công thức sau đây:

+ Công thức tính điện trở dây dẫn:

R = U/I

 

– Chú ý: Điện trở R của mỗi dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn mà phụ thuộc vào thương số.

+ Dựa vào mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

U1/I1 = U2/I2

Trong đó:

  • U1, U2 … lần lượt là hiệu điện thế giữa các đầu dây
  • I1, I2 … là cường độ dòng điện tương ứng với hiệu điện thế

2. Ví dụ minh họa dạng bài tính các đại lượng cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở

Bài 1. Trong trường hợp tăng hiệu điện thế ở giữa hai đầu của một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ của dòng điện chạy qua dây đó sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 3 lần

B. Tăng lên 3 lần

C. Không có sự thay đổi

D. Tăng lên 1,5 lần

Hướng dẫn giải:

Do cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có tỉ lệ thuận với hiệu điện thế được đặt vào hai đầu đoạn mạch. Chính vì thế hiệu điện thế tăng lên bao nhiêu lần dẫn tới cường độ dòng điện cũng tăng lên theo bấy nhiêu lần.

Vậy cường độ dòng điện của đoạn dây dẫn tăng lên 3 lần

Vậy đáp án đúng là đáp án B

 

Bài 2. Khi đặt hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế có giá trị 12V thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây này có giá trị bằng 0,5A. Nếu trong trường hợp hiệu điện thế được đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên tới 36V thì cường độ dòng điện lúc này chạy qua dây là bao nhiêu?

A. 0,5A

B. 1,5A

C. 1A

D. 2A

Hướng dẫn giải:

Ta có cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế được đặt vào hai đầu cuộn dây, ta có:

U1/I1 = U2/I2

từ đó suy ra: U1/U2 = I1/I2

=> 12/36 = 0,5/I2 => I2 = 1,5 A

Vậy đáp án đúng là đáp án B

 

Bài 3. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,2A

B. 2A

C. 0,5A

D. 5A

Hướng dẫn giải:

Cách làm số 1:

Điện trở của dây dẫn được tính như sau:

R = U1/I1 = 12/0,3 = 40 Ohm

Hiệu điện thế sau khi giảm là: U2 = 12 – 4 = 8V

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lúc này là:

I2 = U2/R = 0,2 A

Cách làm số 2:

Hiệu điện thế sau khi giảm trên đoạn dây là: U2 = 12 – 4 = 8V

Cường độ dòng điện trong đoạn dây được tính như sau:

U1/U2 = I1/I2 => I2 = U2.I2/U1 = 0,2 A

Vậy đáp án đúng là đáp án A

Trên đây là các dạng bài thường gặp liên quan tới định luật Ôm trong chương trình Vật Lý 9. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các em có thêm kiến thứ cần thiết khi gặp các bài tập chuyên đề này và đạt kết quả cao.