Vật Lý 9 – Tổng hợp toàn bộ kiến thức

0
2933
tong-ket-kien-thuc-vat-ly-9

HOCMAI tổng hợp toàn bộ kiến thức cần nắm được trong chương trình Vật lý 9 để các em có cái nhìn tổng quan cũng như thuận tiện trong việc tổng hợp kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và logic nhất. Hãy cùng tìm hiểu!

 

Vật Lý 9 Chương 1: Điện học

Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Bài 11 Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
Bài 2 Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm Bài 12 Công suất điện
Bài 3 Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế Bài 13 Điện năng – Công của dòng điện
Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp Bài 14 Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
Bài 5 Đoạn mạch song song Bài 15 Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
Bài 6 Bài tập vận dụng định luật Ôm Bài 16 Định luật Jun – Lenxơ
Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn Bài 17 Bài tập vận dụng định luật Jun – Lenxo
Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn Bài 18 Thực hành : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q – I 2 trong định luật Jun-Lenxo
Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn Bài 19 Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Bài 10 Biến trở – Điện trở dùng trong kĩ thuật Bài 20: Tổng kết chương I : Điện học
Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9

 

Vật Lý 9 Chương 2: Điện từ học

Bài 21 Nam châm vĩnh cửu Bài 31 Hiện tượng cảm ứng điện từ
Bài 22 Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường Bài 32 Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
Bài 23 Từ phổ – Đường sức từ Bài 33 Dòng điện xoay chiều
Bài 24 Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua Bài 34 Máy phát điện xoay chiều
Bài 25 Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện Bài 35 Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Bài 26 Ứng dụng của nam châm Bài 36 Truyền tải điện năng đi xa
Bài 27 Lực điện từ Bài 37 Máy biến thế
Bài 28 Động cơ điện một chiều Bài 38 Thực hành : Vận hành máy phát điện và máy biến thế
Bài 29 Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện Bài 39 Tổng kết chương II : Điện từ học
Bài 30 Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì I
Đề tham khảo thi học kỳ I Vật Lý 9

 

Vật Lý 9 Chương 3: Quang học

Bài 40 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Bài 49 Mắt cận và mắt lão
Bài 41 Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ Bài 50 Kính lúp
Bài 42 Thấu kính hội tụ Bài 51 Bài tập quang hình học
Bài 43 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ Bài 52 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Bài 44 Thấu kính phân kì Bài 53 Sự phân tích ánh sáng trắng
Bài 45 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì Bài 54 Sự trộn các ánh sáng màu
Bài 46 Thực hành : Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ Bài 55 Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Bài 47 Sự tạo ảnh trong máy ảnh Bài 56 Các tác dụng của ánh sáng
Bài 48 Mắt Bài 57 Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
Bài 58: Tổng kết chương III : Quang học

 

Vật Lý 9 Chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Bài 59 Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng Bài 61 Sản xuất điện năng – nhiệt điện và thủy điện
Bài 60 Định luật bảo toàn năng lượng Bài 62 Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân
Tổng hợp kiến thức Vật lý 9 học kì II Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9

 

Phương pháp học tốt Vật Lí 9

1. Phương pháp học tốt Vật Lí 9 tại trường

Chăm chú nghe giảng

Đây là điều mà các em học sinh cần đặc biệt lưu tâm vì các kiến thức đã được thầy cô dày công chuẩn bị, tóm tắt để truyền đạt một cách ngắn gọn và logic nhất để giúp các em học sinh có thể nắm được một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc chăm chú nghe giảng cũng là 1 lượt tiếp thu kiến thức đầu tiên nên rất quan trọng vì nếu đã nắm được sự logic, liên kết với nhau giữa các phần kiến thức thì sẽ rất dễ dàng cho các em trong quá trình ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi.

Học theo nhóm

Nếu có điều kiện và thời gian, các em học sinh nên tự thành lập một nhóm từ 3 đến 5 học sinh cùng nhau tự học bài, ôn bài hay ôn tập kiến thức cùng nhau. Điều này sẽ giúp các em vừa có được sự hứng thú trong quá trình học tập, vừa nhớ kiến thức rất nhanh khi chủ động trao đổi tháo gỡ khúc mắc cho nhau.

Ưu điểm của việc học nhóm là khiến việc học trở nên thú vị, các em học sinh có thể học hỏi nhiều rất nhiều kiến thức và phương pháp học tập từ các người bạn của mình.

Tuy nhiên, nhược điểm của học nhóm là các em học sinh có thể bị sao nhãng dễ mất tập trung. Vì vậy, trong quá trình học cần tránh những chủ đề không liên quan, sử dụng điện thoại, mạng xã hội hoặc các hình thức giải trí để việc học nhóm trở nên hiệu quả nhất

Tận dụng thật tốt những tiết học thí nghiệm

Vật lý là một trong những môn học gắn liền với những thí nghiệm thực tế. Chính vì vậy, những tiết học thí nghiệm sẽ giúp tăng cảm hứng cho việc học, vừa là cách tiếp nhận kiến thực một cách rất tốt, không bị khô khan thay vì chỉ nhìn các công thức và các con số trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Chính vì vậy nếu có những tiết học thí nghiệm, hãy tận dụng thời gian nghe kĩ lời giảng của thầy cô cũng như chủ động trong việc thực hành để nắm thật chắc kiến thức học.

Và đừng quên, sau mỗi buổi thí nghiệm, hãy ghi lại những kết quả mà mình đã hoàn thành.

2. Phương pháp học tốt Vật Lí 9 tại nhà

Chuẩn bị trước bài học của ngày hôm sau

Đối với bất cứ môn học nào chứ không chỉ Vật Lý, nếu các em học sinh muốn tiếp thu được bài học một cách tốt nhất thì việc đầu tiên là các em nên tìm hiểu trước kiến thức học về bài đó ở nhà. Mỗi khi học và ôn lại bài cũ ở nhà các em học sinh hãy dành chút ít từ 15 đến 20 phút để đọc qua kiến thức mới của ngày hôm sau. Hãy tự mình note lại những nội dung chưa hiểu để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài các em tập trung thật nhiều vào đó để hiểu được bài học. Mặc dù thấy việc đọc bài trước như thế tuy chỉ là việc rất nhỏ nhưng nó lại giúp ích cho các em học sinh như: tiếp thu kiến thức nhanh hơn, logic, dễ dàng hệ thống kiến thức để ôn tập,…

Liên tục thực hành

Khi đã nắm được kiến thức, thì việc vận dụng kiến thức đó thông qua thực hành làm bài tập là điều rất quan trọng vì vừa giúp các em nhớ bài được lâu hơn, vừa luyện tập phản xạ trong quá trình làm bài, từng bước tăng tốc độ đưa ra hướng giải quyết bài tập, tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi đi thi (đây là điều quan trọng đặc biệt với cách thức thi trắc nghiệm hiện nay). Chính vì thế, ngoài lượng bài tập được giao của thầy cô, các em học sinh nên chủ động tìm tòi và giải thêm nhiều bài tập tương tự hoặc nâng cao từ các nguồn tài liệu bên ngoài.

Các em học sinh có thể tham khảo bộ tài liệu Vật Lý 9 của HOCMAI tại đây

Tự rèn luyện trí nhớ bản thân tại nhà

Rèn luyện trí nhớ khi học môn Vật Lý là điều rất quan trọng vì đối với bộ môn này, các em học sinh cần phải nhớ rất nhiều công thức cũng như các định lý để có thể làm bài tập được chính xác nhất. Để làm được điều này, các em học sinh có thể tổng hợp 1 cuốn sổ tay các định lý hoặc các công thức vật lý rồi mỗi ngày cố gắng dành ra từ 5 đến 10 phút để đọc qua. Dù lần 1, lần 2 có thể không thuộc hết sau một thời gian, các em hoàn toàn có thể nhớ những kiến thức đó một cách vô cùng dễ dàng.