Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9 – HOCMAI (Kèm lời giải chi tiết)

0
11298
de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9

Để giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa kì I môn Vật Lý 9. Bài viết Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9 sau đây được HOCMAI tổng hợp và đăng tải để gửi tới các em.

 

(Đề 1 – Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm): 

Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Hệ thức của định luật Ôm là:

A) I = U.R

B) U = U/R

C) R = U.I

D) U = I.R

Câu 2: Bóng đèn có ghi ở trên là 6V – 3W. Dòng điện chạy qua đèn khi đèn sáng bình thường có cường độ là:

A) 0,5 A

B) 2 A

C) 18 A

D) 1,5 A

Câu 3: Biết điện trở suất của vonfam là 5,5.10^-8 Ω.m, của nhôm là 2,8.10^-8 Ω.m và sắt là 12,0.10^-8 Ω.m. Sự so sánh nào ở dưới đây là đúng?

A) Vonfam dẫn điện điện kém hơn sắt, vonfam dẫn điện tốt hơn nhôm.

B) Sắt dẫn điện tốt hơn vonfam, sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.

C) Vonfam dẫn điện kém hơn nhôm và sắt dẫn điện kém hơn nhôm.

D) Sắt dẫn điện kém hơn nhôm và vonfam dẫn điện kém hơn sắt.

Câu 4: Ba điện trở có các giá trị lần lượt là 10 Ω, 20 Ω và 30 Ω. Có bao nhiêu cách để mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế U = 12V để dòng điện ở trong mạch có cường độ I = 0,4A?

A) Chỉ có 1 cách mắc.

B) Có 2 cách mắc.

C) Có 3 cách mắc.

D) Không thể mắc được.

Câu 5: Ký hiệu đơn vị để đo công của dòng điện là:

A) J

B) kW

C) W

D) V

Câu 6: Điện trở R1 = 6Ω, R2 = 9Ω và R3 = 15 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất tương ứng lần lượt là I1 = 5A, I2 = 2A, I3 = 3A. Hỏi ta có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm có 3 điện trở mắc nối tiếp với nhau ?

A) 45 V.

B) 60 V.

C) 93 V.

D) 150 V.

Câu 7: Một bếp điện hoạt động liên tục trong vòng 2 giờ ở hiệu điện thế U = 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng lên thêm 1,5 số. Công suất của bếp điện là:

A) 150 kW.

B) 75 kW.

C) 750 W.

D) 150 W.

Câu 8: Cho 100 điện trở có giá trị lần lượt là những số tự nhiên từ 1 đến 100 được ghép nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương – Rtđ của đoạn mạch gồm có 100 điện trở trên là:

A) 5050Ω

B) 10100Ω

C) 2525 Ω

D) 3787 Ω

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4đ): Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế không đổi là U = 12V, người ta mắc nối tiếp điện trở R1 bằng 25Ω và một biến trở có điện trở lớn nhất là R2 = 15Ω.

a) Khi R2 = 15Ω. Hãy tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở khi đó.

b) Biến trở R2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện là S = 0,06 mm² và có điện trở suất ρ = 0,5.10^-6Ω.m. Hãy tìm chiều dài của dây dẫn quấn biến trở.

c) Mắc thêm một bóng đèn Đ (6V – 3W) song song cùng với điện trở R1 ở trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn có thể sáng bình thường. Tính điện trở của biến trở lúc đó.

Câu 2 (2đ): Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở là R = 80Ω và cường độ dòng điện chạy qua bếp khi đó là I = 2,5A.

a) Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5L nước có nhiệt độ ban đầu là 25ºC thì thời gian đun nước tốn 20 phút. Xem rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, hãy tính hiệu suất của bếp? Cho biết thêm: Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K.

b) Mỗi ngày sử dụng bếp điện này trong vòng 3 giờ. Tính tiền điện cần phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong vòng 30 ngày, nếu 1 kWh có giá là 700 đồng.

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I – Phần trắc nghiệm

  • Câu 1: Chọn B.
  • Câu 2: Chọn A.

Ta có: P  = U.I ⇒ I = P /U = 3/6 = 0,5 A. 

  • Câu 3: Chọn D.
  • Câu 4: Chọn C.

– Điện trở của đoạn mạch là: Ttđ = U/I = 12/0,4 = 30Ω

⇒ Có 3 cách để mắc các điện trở ấy vào mạch:

+ Cách 1: Chỉ mắc điện trở R = 30Ω ở trong đoạn mạch

+ Cách 2: Mắc hai điện trở R = 10Ω cùng với R = 20Ω nối tiếp nhau ở trong đoạn mạch.

+ Cách 3: Mắc cả ba điện trở R = 10Ω nối tiếp với nhau.

  • Câu 5: Chọn A.
  • Câu 6: Chọn B.

Ba điện trở được mắc nối tiếp cùng với nhau ⇒ I = I1 = I2 = I3 = 2A (lấy giá trị nhỏ nhất bởi vì nếu lấy giá trị lớn hơn thì điện trở sẽ bị hỏng).

Theo định luật Ôm, hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt được vào hai đầu đoạn mạch là: U = I.R = I.(R1 + R2 + R3) = 2.(6 + 9 + 15) = 60V.

  • Câu 7: Chọn C.

Đổi 2h = 7200s

– Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là: A = 1,5 kWh = 1,5.1000.3600 = 5,4.106J

– Công suất của bếp điện là: P = A/t = 5,4.106/7200 = 750 W.

  • Câu 8: Chọn A.

Ta có: 

Rtđ = R1 + R2 + R3 + … +R100 = 1+2+3+…+100 = {(100+1).100}/2 = 5050Ω

PHẦN II: TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1 (4đ): 

Lời giải

a) Điện trở tương đương: Rtđ = R1 + R2 = 40.

– Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là: I = U/(R1+R2) = 12/(25+15) = 0,3A

b) Đổi S = 0,06 mm² = 0,06.10^-6 m²   

Công thức tính điện trở:

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-1

c) Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn: Iđm = P/U = 3/6 = 0,5A

Vì đèn sáng bình thường ⇒ Hiệu điện thế ở giữa hai đầu R1 là Uđ = 6V.

⇒ Hiệu điện thế hai đầu biến trở là: Ub = U – Uđ = 12 – 6 = 6V.

– Cường điện dòng điện qua R1 là: I1 = 6/25 = 0,24 A.

⇒ Cường điện dòng điện qua biến trở là: Ib = I1 + Iđm = 0,74A.

– Vậy điện trở biến trở khi đó là: Rb = Ub/Ib = 6/0,74 = 8,12Ω. 

Câu 2 (2đ): 

Lời giải

a) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong vòng 1 giây là:

  Q = R.I².t1 = 80.(2,5)².1 = 500J

b) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:

  Qích = Qi = m.c.Dt =1,5.4200.(100º – 25º) = 472500J

– Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là:

  Qtp = R.I².t = 80.(2,5)².1200 = 600000J

– Hiệu suất của bếp là: 

H = (Qi/Qtp).100% = (472500/600000).100% = 78,75%

c) Điện năng sử dụng trong vòng 30 ngày là:

  A = P.t = I².R.t = (2,5)².80.90 = 45000 Wh = 45 kWh

– Tiền điện cần phải trả là: T= 700.45 = 31500 đồng.

 

(Đề 2 – Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9)

Câu 1: Mắc song song hai điện trở R1 và R2 ( R1 > R2) với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương – Rtđ của đoạn mạch thỏa mãn điều kiện nào ở sau đây?

A) R > R1

B) R < R1

C) R < R2

D) R1 < R < R2

Câu 2: Đoạn mạch gồm có các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào ở dưới đây?

A) Đoạn mạch có các điểm nối chung của nhiều điện trở.

B) Đoạn mạch có các điểm nối chung của hai điện trở.

C) Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.

D) Đoạn mạch gồm các điện trở được mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Câu 3: Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm có R1 và R2 được mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở từng điện trở có mối quan hệ với các điện trở ấy như thế nào?

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-2

 

Câu 4: Điện trở của dây dẫn không bị phụ thuộc vào yếu tố nào ở dưới đây ?

A) Vật liệu làm dây dẫn.                                          

B) Khối lượng của dây dẫn.

C) Chiều dài của dây dẫn.

D) Tiết diện của dây dẫn.

Câu 5: Một bóng đèn có ghi là (220V- 60W) được mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là I = 0,18A thì ta thấy bóng đèn sáng

A) bình thường 

B) sáng yếu         

C) sáng mạnh    

D) không sáng

Câu 6: Trong số các kim loại nhôm, đồng, sắt, bạc thì kim loại nào dẫn điện tốt nhất?

A) Sắt.                                

B) Nhôm.                           

C) Bạc.                               

D) Đồng.

Câu 7: Biểu thức nào sau đây xác định Rtđ (điện trở tương đương) của đoạn mạch gồm có hai điện trở R1 và R2 mắc song song?

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-3

Câu 8: Hai đoạn dây làm bằng đồng, cùng chung chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào ở dưới đây là đúng?

A) S1.R1 = S2.R2

B) S1/R1 = S2/R2

C) R1.R2 = S1.S2

D) Cả 3 hệ thức đều sai

Câu 9: Nội dung định luật Ôm:

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-4

Câu 10: Trong mạch điện có sơ đồ như ở hình 5.5, hiệu điện thế U và điện trở R1 được giữ nguyên không đổi. Hỏi khi giảm dần điện trở R2 vậy thì cường độ I của dòng điện mạch chính sẽ có thay đổi như thế nào?

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-5

A) Tăng.

B) Không thay đổi.

C) Giảm.

D) Lúc đầu tăng và sau đó giảm.

Câu 11: Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện giống như nhau. Dây thứ nhất làm bằng bạc có điện trở là R1, dây thứ hai làm bằng đồng có điện trở là R2, dây thứ ba làm bằng nhôm có điện trở là R3. Khi so sánh các điện trở này với nhau ta có:

A) R1 > R2 > R3.                

B) R1 > R3 > R2.                

C) R2 > R1 > R3.                

D) R3 > R2 > R1.

Câu 12: Đơn vị nào ở dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

A) Jun (J).                

B) Niutơn (N).

C) Kilôoat giờ (kWh.)  

D) Số đếm của công tơ điện.

Câu 13: Điện năng sẽ không thể biến đổi thành:

A) Cơ năng.                   

B) Nhiệt năng.                   

C) Hóa năng.                                                             

D) Năng lượng nguyên tử.

Câu 14: Cho đoạn mạch gồm có điện trở R1 được mắc nối tiếp với điện trở R2 được mắc vào mạch điện. Gọi U, U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch điện, hiệu điện thế qua R1 và R2. Biểu thức nào dưới đây đúng?

A) U = U1 = U2                 

B) U = U1 + U2                  

C) U ≠ U1 = U2            

D) U1 ≠ U2

Câu 15: Công có ích của một động cơ điện trong khoảng thời gian làm việc 10 phút là 211200J, 80% là hiệu suất của động cơ. Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là U = 220V. Tìm cường độ dòng điện qua động cơ?

A) 2A                                  

B) 2,5A                               

C) 3,5A                              

D) 4,5A

Câu 16: Dây dẫn làm bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do gì ở dưới đây.

A) Dây làm bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây làm bằng nhôm.

B) Đồng có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.

C) Đồng là một chất dẫn điện thuộc loại tốt nhất trong số những kim loại và tốt hơn cả nhôm.

D) Đồng là vật liệu không quá đắt tiền so với nhôm và dễ tìm kiếm.

Câu 17: Cho hai điện trở là R1 = 20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là I  = 2A và R2 = 40 Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là R= 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp với R2 là:

A) 210V.                             

B) 120V.                             

C) 90V.                              

D) 100V.

Câu 18: Biến trở không có kí hiệu sơ đồ nào ở dưới đây?

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-6

Câu 19: Điện trở tương đương của đoạn mạch AB như sơ đồ trên hình vẽ là RAB = 10Ω, trong đó các điện trở R1 = 7Ω và R2 = 12Ω. Hỏi điện trở Rx có giá trị nào ở dưới đây?

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-7

A) 9Ω                               

B) 5Ω                               

C) 15Ω                             

D) 4Ω

Câu 20: Một bàn là được người ta sử dụng với hiệu điện thế là 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 990 kJ trong thời gian 15 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi ấy là bao nhiêu?

A) 5A                                  

B) 10A                                

C) 15A                               

D) 20A

Câu 21: Cho hai điện trở là R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa I = 2A và R2 = 10Ω thì chịu được dòng điện có cường độ tối đa I = 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào ở hai đầu đoạn mạch gồm có R1 và R2 mắc song song là:

A) 40V                               

B) 10V                                

C) 30V                               

D) 25V

Câu 22: Trong vòng 30 ngày chỉ số công tơ điện của một hộ gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 4 giờ, công suất tiêu thụ điện năng trung bình của hộ gia đình này là

A) 900W                         

B) 360W                         

C) 300W                          

D) 750W

Câu 23: Một sợi dây bằng đồng dài 100m có tiết diện là 2mm². Tính điện trở của sợi dây bằng đồng này, biết điện trở suất của đồng là l,7.10^-8 Ω.m.

A) 1Ω                               

B) 0,85Ω                         

C) 2Ω                               

D) 1,5Ω

Câu 24: Trên bóng đèn Đ1 có ghi là 220V – 100W, Đ2 có ghi 220V – 25W. Khi bóng sáng bình thường, điện trở tương ứng R1, R2 của dây tóc bóng đèn này sẽ có mối quan hệ như thế nào ở dưới đây?

A) R1 = 4R2.                      

B) 4R1 = R2.                       

C) R1 = 16R2.                    

D) 16R1 = R2.

Câu 25: Một ấm điện có ghi là 220V – 1000W được sử dụng cùng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2L nước từ nhiệt độ ban đầu 20ºC. Hiệu suất của ấm là H = 90%, trong đó nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước được xem là có ích. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Thời gian để đun sôi lượng nước trên là

A) 790,2s                         

B) 746,7s                         

C) 672s                            

D) 90,02s

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-8

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-9

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-10

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-11

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-12

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-13

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-14

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-15

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-16

 

(Đề 3 – Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): 

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-0

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-17

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-18

Phần II: Tự luận (7 điểm)

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-19

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-20

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-21

Phần II: Tự luận (7điểm)

Câu 1 (4 điểm):

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-25

Câu 2 (2đ):

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-22

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-23

Câu 3 (1 điểm):

de-tham-khao-thi-giua-ky-i-vat-ly-9-24

 

Tham khảo thêm một số đề thi giữa kỳ Vật Lý 9 khác sau đây:

 

Trên đây là một số Đề tham khảo thi giữa kỳ I Vật Lý 9 do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và đăng tải lên để gửi tới các em học sinh. Hãy tham khảo thật kĩ và luyện tập đề để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa kì sắp tới nhé!